Hiệu quả của việc duyệt sử dụng kháng sinh meropenem và colistin tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

  • Trần Thị Kiều Hân Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
  • Trần Ngọc Phương Minh Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Đặng Nguyễn Đoan Trang Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Duyệt kháng sinh, kháng sinh ưu tiên quản lý, meropenem, colistin

Tóm tắt

Mục tiêu: Duyệt kháng sinh ưu tiên quản lý là một trong những chiến lược quan trọng hàng đầu trong chương trình quản lý sử dụng kháng sinh (ASP). Tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (BV ĐHYD HCM), việc duyệt các kháng sinh meropenem và colistin trước khi thực hiện y lệnh đã được tiến hành bởi các dược sĩ lâm sàng từ tháng 04/2021. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm khảo sát đặc điểm và đánh giá hiệu quả của việc duyệt sử dụng meropenem, colistin dựa trên hiệu quả điều trị, số lượng và chi phí sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện ĐHYD HCM. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, so sánh trước và sau khi triển khai duyệt KS ƯTQL trên 695 bệnh nhân được chỉ định meropenem hoặc colistin tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, với 386 bệnh nhân ở giai đoạn 1 (tháng 10/2020) và 309 bệnh nhân ở giai đoạn 2 (tháng 10/2022). Các thông tin về bệnh nhân được thu thập từ hồ sơ bệnh án. Sự thay đổi về thời gian điều trị với meropenem hoặc colistin, hiệu quả điều trị, chỉ số tiêu thụ và chi phí sử dụng kháng sinh là các biến số được sử dụng để đánh giá hiệu quả của việc duyệt kháng sinh. Kết quả: Độ tuổi trung vị của bệnh nhân trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 lần lượt là 70 (58, 82) và 66 (53, 77). So với giai đoạn 1, giai đoạn 2 có tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm vi sinh cao hơn (95,5% so với 90,4%) và tỷ lệ bệnh nhân được lấy mẫu thực hiện xét nghiệm vi sinh trước khi sử dụng KS kinh nghiệm cao hơn (90,2% so với 73,4%). So với giai đoạn 1, giai đoạn 2 có thời gian điều trị trung bình colistin ngắn hơn (11,0 ngày so với 13,5 ngày, p=0,047), chỉ số tiêu thụ colistin thấp hơn (4,9 so với 8,1 DDD/100 ngày-giường) và tổng chi phí colistin thấp hơn (16965,0 (5713,0-38691,0) nghìn đồng so với 42224,0 (17813,3-58529,3) nghìn đồng, p=0,002). Chúng tôi không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian điều trị trung bình và chi phí sử dụng meropenem giữa hai giai đoạn. Tỷ lệ điều trị thành công cao hơn được ghi nhận ở giai đoạn 2 (90,3% so với 84,7%, p=0,029). Qua phân tích đa biến, duyệt KS trước khi sử dụng là một trong những yếu tố có liên quan đến khả năng thành công trong điều trị điều trị (OR = 1,984, KTC 95% 1,025 - 3,841, p=0,042). Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của chương trình quản lý sử dụng kháng sinh, đặc biệt vai trò can thiệp của dược sĩ lâm sàng trong việc duyệt kháng sinh ưu tiên quản lý.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Pollack LA, Srinivasan A (2014) Core elements of hospital antibiotic stewardship programs from the Centers for Disease Control and Prevention. Clin Infect Dis. 59 3(3):S97-100. doi:10.1093/cid/ciu542.
2. Giovannenze F, Murri R, Palazzolo C et al (2021) Predictors of mortality among adult, old and the oldest old patients with bloodstream infections: An age comparison. Eur J Intern Med 86: 66-72. doi:10.1016/j.ejim.2020.12.017.
3. Võ Thị Hà, Hà Thị Thuý, Võ Đức Chiến Kết quả phiếu duyệt sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tạp Chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh 20(5), tr. 45-51.
4. Nguyễn Văn Kính, Cao Hưng Thái, Trương Quốc Cường, Ngô Thị Bích Hà và cộng sự (2009) Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009. Dự án hợp tác toàn cầu về kháng kháng sinh GARP Việt Nam và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford.
5. Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Duy Tám, Phạm Văn Huy, Hoàng Thị Mỹ Hoa và cộng sự (2021) Phân tích hoạt động duyệt phiếu yêu cầu sử dụng thuốc colistin trên bệnh nhân hồi sức tích cực tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, Tập 16 (Tháng 11/2021), tr. 1-11.
6. Delory T, De Pontfarcy A, Emirian A et al (2013) Impact of a program combining pre-authorization requirement and post-prescription review of carbapenems: An interrupted time-series analysis. Eur J Clin Microbiol Infect Dis 32(12): 1599-1604. doi:10.1007/s10096-013-1918-5.
7. Wangchinda W, Srisompong J, Chayangsu S et al Impact of Antibiotic Authorisation at Three Provincial Hospitals in Thailand: Results from a Quasi-Experimental Study. Antibiotics (Basel) 11(3): 354. doi: 10.3390/antibiotics11030354.
8. Horikoshi Y, Higuchi H, Suwa J, Isogai M, Shoji T, Ito K (2016) Impact of computerized pre-authorization of broad spectrum antibiotics in Pseudomonas aeruginosa at a children's hospital in Japan. J Infect Chemother 22(8): 532-535. doi:10.1016/j.jiac.2016.05.001.