Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng nấm trên người bệnh nghi ngờ nhiễm Candida máu tại một bệnh viện hạng I

  • Lê Phúc Như Quỳnh Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Vũ Thu Thảo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
  • Đỗ Trần Khánh Vy Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Nguyễn Như Minh Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Võ Thị Hà Trường Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Bệnh viện, Candida máu, thuốc kháng nấm, tính hợp lý

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng nấm và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nặng hơn và tử vong của người bệnh nghi ngờ nhiễm Candida máu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu hồ sơ bệnh án của 78 người bệnh trưởng thành có sử dụng thuốc kháng nấm trên 2 ngày điều trị Candida máu từ năm 2020 đến năm 2023 tại một bệnh viện hạng I. Kết quả: Số lượng người bệnh Candida máu điều trị kinh nghiệm nhiều hơn gấp 4 lần so với nhóm điều trị đích. Tỷ lệ nhiễm Candida non-albicans (59,1%) nhiều hơn Candida ablicans (50,0%). Amphotericin B (47,4%) là thuốc kháng nấm được lựa chọn khởi đầu nhiều nhất, tiếp theo đó là caspofungin (34,6%) và fluconazol (17,9%). Tỷ lệ sử dụng kháng nấm hợp lý chung còn thấp (35,9%). Người bệnh thỏa tiêu chí Ostrosky Zeichner có xu hướng nặng hơn và tử vong cao hơn so với người bệnh không thỏa tiêu chí (p=0,035; OR = 2,737; 95% CI: 1,075-6,970). Kết luận: Amphotericin B là thuốc kháng nấm được sử dụng nhiều nhất để điều trị Candida máu tại bệnh viện nghiên cứu. Tỷ lệ sử dụng thuốc kháng nấm hợp lý còn ở mức thấp. Yếu tố thỏa tiêu chí dự đoán Ostrosky Zeichner có ảnh hưởng đến tình trạng nặng hơn và tử vong của người bệnh nghi nhiễm Candida máu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Montagna MT, Caggiano G, Lovero G, et al (2013) Epidemiology of invasive fungal infections in the intensive care unit: Results of a multicenter Italian survey (AURORA Project). Infection 4: 645-653.
2. Guinea J (2014) Global trends in the distribution of Candida species causing candidemia. Clin Microbiol Infect 20(6): 5-10. doi: 10.1111/1469-0691.12539.
3. Tsay SV, Mu Y, Williams S, et al (2020) Burden of Candidemia in the United States, 2017. Clinical Infectious Diseases 71(9): 449-453.
4. Sutepvarnon A, Apisarnthanarak A, Camins B, Mondy K, Fraser VJ (2008) Inappropriate use of antifungal medications in a tertiary care center in Thailand: a prospective study. Infection Control & Hospital Epidemiology 29(4): 370-373.
5. Munoz P, Valerio M, Vena A, Bouza E (2015) Antifungal stewardship in daily practice and health economic implications. Mycoses 58(2): 14-25.
6. Pappas PG, Kauffman CA, Andes DR, et al (2016) Clinical practice guideline for the management of candidiasis: 2016 update by the Infectious Diseases Society of America. Clinical Infectious Diseases 62(4): 1-50.
7. Bộ Y tế (2021) Quyết định số 3429/QĐ-BYT. Quyết định về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm xâm lấn.
8. Nivoix Y, Launoy A, Lutun P et al (2012) Adherence to recommendations for the use of antifungal agents in a tertiary care hospital. J Antimicrob Chemother 67(10): 2506-2513.
9. Leroy O, Bailly S, Gangneux JP, et al (2016) Systemic antifungal therapy for proven or suspected invasive candidiasis: The AmarCAND 2 study. Ann Intensive Care 6(1): 2.
10. Morrell M, Fraser VJ, Kollef MH (2005) Delaying the empiric treatment of Candida bloodstream infection until positive blood culture results are obtained:
A potential risk factor for hospital mortality. Antimicrobial agents and chemotherapy 49(9): 3640-3645.
11. Phạm Hồng Thắm, Nguyễn Cấp Tăng, Trương Thị Hà, Nguyễn Tú Anh (2022) Khảo sát tình hình nhiễm Candida máu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Tạp chí Y học Việt Nam 520 (Chuyên đề), tr. 365-372.
12. Al-Dorzi HM, Sakkijha H, Khan R, et al (2020) Invasive Candidiasis in Critically Ill Patients: A Prospective Cohort Study in Two Tertiary Care Centers. J Intensive Care Med 35(6): 542-553.
13. Phan Hồng Thắng, Lê Quốc Thình, Phùng Nguyễn Thế Nguyên (2021) Nghiên cứu nhiễm Candida máu trẻ tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh 25(2), tr. 132-137.
14. Nguyễn Võ Trường Biên, Nguyễn Thị Anh Thư, Đặng Nguyễn Đoan Trang (2021) Khảo sát tình hình nhiễm nấm xâm lấn và sử dụng thuốc kháng nấm trên bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh 25(4): 130-138.