So sánh hiệu quả điều trị bước một của afatinib và gefitinib ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa có đột biến gen EGFR thường gặp: Dữ liệu đời thực về PFS

  • Phạm Văn Luận Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đình Tùng Viện khoa học sức khỏe, Đại học VinUni
  • Nguyễn Minh Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đạo Tiến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư phổi không tế bào nhỏ, đột biến gen EGFR thường gặp, afatinib, gefitinib

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh hiệu quả điều trị bước 1 của afatinib và gefitinib ở BN UTPKTBN giai đoạn tiến xa có đột biến gen EGFR thường gặp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, các BN UTPKTBN giai đoạn tiến xa có đột biến gen EGFR loại xóa đoạn exon 19 và đột biến điểm L858R trên exon 21 được điều trị bước 1 bằng afatinib và gefitinib từ 01/2019 đến 12/2023. BN được theo dõi và đánh giá đáp ứng mỗi 3 tháng hoặc khi có triệu chứng của bệnh tiến triển. Tiêu chuẩn chính là thời gian sống thêm bệnh không tiến triển (PFS), tỉ lệ đáp ứng khách quan (ORR), tiêu chuẩn phụ là tỉ lệ kiểm soát bệnh (DCR), tác dụng không mong muốn. Phân tầng theo loại đột biến gen EGFR và di căn não. Kết quả: Có 137 BN tham gia nghiên cứu, trong đó 65 BN điều trị afatinib và 72 BN điều trị gefitinib. Tuổi trung bình của BN nhóm afatinib và gefitinib lần lượt là 60,2 tuổi và 65,5 tuổi (p=0,04). Số BN di căn não được điều trị afatinib là 24 BN và gefitinib là 16 BN. ORR là 90,7% ở nhóm afatinib và 81,9% ở nhóm gefitinib với p=0,46. DCR bằng nhau giữa 2 nhóm. Trung vị PFS ở nhóm afatinib là 15,8 tháng và nhóm gefitinib là 14,4 tháng, p=0,55. Trung vị PFS của BN di căn não là tương đương với 13 tháng ở nhóm afatinib và 12 tháng ở nhóm gefitinib (p=0,51). BN mang đột biến L858R điều trị afatinib có trung vị PFS 17,6 tháng dài hơn nhóm gefitinib với 14 tháng, ngược lại, BN mang đột biến xóa đoạn exon 19 điều trị gefitinib và afatinib đạt trung vị PFS lần lượt là 17,1 tháng so với 14,5 tháng (p=0,68). Tác dụng không mong muốn gặp ở 73,8% BN điều trị afatinib, cao hơn so với nhóm điều trị gefitinib 44,4%. Có 1 BN nổi ban và 1 BN tiêu chảy độ 3 do afatinib, có 3 BN tăng men gan độ 3 do gefitinib. Kết luận: Afatinib và gefitinib đều có hiệu quả tốt về tỉ lệ đáp ứng và PFS ở BN UTPKTBN giai đoạn tiến xa có đột biến gen EGFR thường gặp, kể cả BN có di căn não. Tuy nhiên, tỉ lệ tác dụng không mong muốn gặp ở nhóm afatinib cao hơn so với nhóm gefitinib.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. NCCN Guideline Insights. Non-Small Cell Lung Cancer, version 3.2023, feature updates to the NCCN Guidelines.
2. Soria JC, Ohe Y, Vansteenkiste J et al (2018) Osimertinib in untreated EGFR-mutated advanced non-small cell lung cancer. N Engl J Med 378: 113-125.
3. Ramalingam SS, Vansteenkiste J, Planchard D et al (2020) Overall Survival with Osimertinib in Untreated, EGFR-Mutated Advanced NSCLC. N Engl J Med 382: 41-50.
4. Park K, Tan EH, O’Byrne K et al (2016) Afatinib versus gefitinib as first-line treatment of patients with EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer (LUX-Lung 7): A phase 2B, open-label, randomised controlled trial. Lancet Oncol 17: 577-589.
5. Ares LP, Tan EH, O’Byrne K et al (2017) Afatinib versus gefitinib in patients with EGFR mutation-positive advanced non-small-cell lung cancer: overall survival data from the phase IIb LUX-Lung 7 trial. Annals of Oncology 28: 270-277.
6. Kim Y, Lee SH, Ahn JS et al (2019) Efficacy and safety of afatinib for EGFR-mutant non-small cell lung cancer, compared with gefitinib or erlotinib. Cancer Res Treat 51: 502-509.
7. Yang Z, Hackshaw A, Feng Q et al (2017) Comparison of gefitinib, erlotinib and afatinib in non-small cell lung cancer: A meta-analysis. Int. J. Cancer 140: 2805-2819.
8. Thanh Ha Vu, Hoa Thai Thi Nguyen, Linh Khanh Dao et al (2021) Effectiveness and tolerability of first line afatinib for advanced EGFR-mutant non-small cell lung cancer in Vietnam. Asian Pac J Cancer Prev 22 (5): 1581-1590.
9. Pham Van Luan, Nguyen Dinh Tien, Nguyen Minh Hai et al (2021) Real-world analysis of the effect of gefitinib as a first-line therapy in patients with advanced non-small cell lung cancer with EGFR mutations. Ther Adv Med Oncol 13: 1758835921992977.
10. Eiseihauer EA, Therasse P, Bogaerts J et al (2009) New response evaluation criteria in solid tumours: Revised RESIST guideline (version 1.1). European Journal of Cancer 45: 228-247.
11. National Cancer Institute, Common Terminology Criteria for Adverse Events (CTCAE) Version 5.0 Published: November 27, 2017.
12. Tu CY, Chen CM, Liao WC et al (2018) Comparison of the effects of the three major tyrosine kinase inhibitors as first-line therapy for non-small-cell lung cancer harboring epidermal growth factor receptor mutations. Oncotarget 9(36): 24237- 24247.
13. Su PL, Chen CW, Wu YL et al (2021) First-line treatment with irreversible tyrosine kinase inhibitors associated with longer OS in EGFR mutation positive non-small cell lung cancer. Thoracic Cancer 12 (2021): 287-296.
14. Chen KL, Lin CC, Cho YT et al (2016) Comparison of skin toxic effects associated with gefitinib, erlotinib, or afatinib treatment for non-small cell lung cancer. JAMA Dermatol 152: 340-342.
15. Haaland B, Tan PS, Pharm M et al (2014) Meta-analysis of first-line therapies in advanced non-small-cell lung cancer harboring EGFR activating mutations. J Thorac Oncol 9: 805-811.