Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến nhiễm mỡ và xơ hóa gan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét mối liên quan giữa mức độ nhiễm mỡ và xơ hóa gan với tình trạng nhiễm vi rút viêm gan (B, C) và uống nhiều rượu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh gan nhiễm mỡ liên quan rối loạn chuyển hóa (MAFLD). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 163 bệnh nhân đái tháo đường típ 2, khám và điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 8/2022 đến tháng 4/2023. Xác định mức độ nhiễm mỡ và xơ hóa gan bằng máy fibroscan từ đó so sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân MAFLD và không có MAFLD cũng như giữa MAFLD đơn thuần so với nhóm MAFLD nhiễm vi rút viêm gan B, C có hoặc không uống nhiều rượu. Kết quả: Tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ liên quan rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 là 66,3%. Các mức độ nhiễm mỡ gan lần lượt là S1 (20,4%); S2 (23,1%) và S3 (56,5%) và mức độ xơ hóa gan F0-F1 (53,7%); F2 (20%) và F3-F4 (27,8%). 39,8% bệnh nhân MAFLD có uống nhiều rượu, 30,6% nhiễm HBV và 8,3% nhiễm HCV. Nhóm MAFLD không có sự khác biệt có ý nghĩa về độ tuổi, tiền căn bệnh lý, tỷ lệ uống rượu, nhiễm HBV, HCV và nồng độ cholesterol, LDL-C, AST, ALT, GGT nhưng có chỉ số BMI, nồng độ triglycerid cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không có MAFLD. Nhóm MAFLD đơn thuần có độ nhiễm mỡ gan cao hơn, ngược lại có độ xơ hóa gan thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm MAFLD có kèm theo nhiễm HBV, HCV hoặc uống nhiều rượu. Kết luận: Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tỷ lệ MAFLD cao, chủ yếu là mức độ nhiễm mỡ gan nặng và xơ hóa gan nhẹ. Ngoài các rối loạn chuyển hóa, uống rượu, nhiễm HBV và HCV là những nguyên nhân thứ phát phổ biến gây gan nhiễm mỡ ở bệnh nhân MAFLD. Nhóm MAFLD có chỉ số BMI, nồng độ triglycerid cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không có MAFLD. Nhóm MAFLD đơn thuần có độ nhiễm mỡ gan cao hơn, độ xơ hóa gan thấp hơn so với nhóm MAFLD kèm theo nhiễm HBV, HCV hoặc uống nhiều rượu.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. de Lédinghen V, Wong GL, Vergniol J, Chan HL, Hiriart JB, Chan AW, Chermak F, Choi PC, Foucher J, Chan CK, Merrouche W, Chim AM, Le Bail B, Wong VW (2016) Controlled attenuation parameter for the diagnosis of steatosis in non-alcoholic fatty liver disease. J Gastroenterol Hepatol 31(4): 848-855.
3. Eslam M, Newsome PN, Sarin SK et al (2020) A new definition for metabolic dysfunction-associated fatty liver disease: An international expert consensus statement. J Hepatol 73(1): 202-209.
4. Frulio N, Trillaud H (2013) Ultrasound elastography in liver. Diagn Interv Imaging 94(5): 515-534.
5. Guan C, Fu S, Zhen D, Yang K, An J, Wang Y, Ma C, Jiang N, Zhao N, Liu J, Yang F, Tang X (2022) Metabolic (Dysfunction)-associated fatty liver disease in chinese patients with type 2 diabetes from a subcenter of the national metabolic management center. J Diabetes Res, 8429847.
6. Kawaguchi T, Tsutsumi T, Nakano D, Eslam M, George J, Torimura T (2022) MAFLD enhances clinical practice for liver disease in the Asia-Pacific region. Clin Mol Hepatol 28(2): 150-163.
7. Kim H, Lee DS, An TH, Park HJ, Kim WK, Bae KH, Oh KJ (2021) Metabolic spectrum of liver failure in type 2 diabetes and obesity: From NAFLD to NASH to HCC. Int J Mol Sci 22(9).
8. Lv H, Jiang Y, Zhu G, Liu S, Wang D, Wang J, Zhao K, Liu J (2023) Liver fibrosis is closely related to metabolic factors in metabolic associated fatty liver disease with hepatitis B virus infection. Scientific Reports 13(1): 1388.
9. Mikolasevic I, Orlic L, Franjic N, Hauser G, Stimac D, Milic S (2016) Transient elastography (FibroScan(®)) with controlled attenuation parameter in the assessment of liver steatosis and fibrosis in patients with nonalcoholic fatty liver disease - Where do we stand?. World J Gastroenterol 22(32): 7236-7251.
10. Powell EE, Wong VW, Rinella M (2021) Non-alcoholic fatty liver disease. Lancet 397(10290): 2212-2224.
11. Tsai PS, Cheng YM, Wang CC, Kao JH (2023) The impact of concomitant hepatitis C virus infection on liver and cardiovascular risks in patients with metabolic-associated fatty liver disease. Eur J Gastroenterol Hepatol 35(11): 1278-1283.
12. Tuong TTK, Tran DK, Phu PQT, Hong TND, Dinh TC, Chu DT (2020) Non-alcoholic fatty liver disease in patients with type 2 diabetes: Evaluation of hepatic fibrosis and steatosis using fibroscan. Diagnostics (Basel), 10(3).
13. Wong GL (2013) Update of liver fibrosis and steatosis with transient elastography (Fibroscan). Gastroenterol Rep (Oxf) 1(1): 19-26.
14. Zhang J, Ling N, Lei Y, Peng M, Hu P, Chen M (2021) Multifaceted interaction between hepatitis B virus infection and lipid metabolism in hepatocytes: A potential target of antiviral therapy for chronic Hepatitis B. Front Microbiol 12: 636897.