Tình trạng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

  • Hoàng Thanh Hương Bệnh viện TWQĐ 108
  • Đào Duy Tuyên Bệnh viện TWQĐ 108
  • Đinh Thị Minh Bệnh viện TWQĐ 108

Main Article Content

Keywords

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tình trạng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân (BN) bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 95 BN chẩn đoán xác định BPTNMT bằng chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng phổ biến ở BN BPTNMT với tỷ lệ cao tới 60% BN (theo thang điểm SGA, 60% và theo nồng độ albumin huyết thanh). Tuy nhiên, nếu tính dựa vào BMI chỉ có 20% BN chẩn đoán có SDD. Điểm CAT trung bình là 21,23 ± 2,98 và có tới 71,58% BN có mức độ ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống. SDD là yếu tố làm tăng nguy cơ suy hô hấp tới 2,08 lần và tăng nguy cơ gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của BN tới 3,80 lần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Tình trạng SDD và ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống là phổ biến ở các BN BPTNMT, đặc biệt với các BN BPTNMT có tình trạng SDD thì nguy cơ suy hô hấp và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng xấu tăng cao hơn so với nhóm BN không có SDD.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Agusti AG, Celli BR, Criner G et al (2023) Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of COPD. Global Initiative For Chronic Obtructive Lung Disease: 1-27.
2. Hanna KL, Glen KD, Lau BT et al (2016) Relationship between malnutrition and selected risk factors in two hospitals in Vietnam. Nutrition & Dietetics 73(1): 59-66.
3. Peter FC, Ian AY, Yuan CC et al (2019) Nutritional support inchronic obstructive pulmonary disease (COPD): An evidence update. J Thorac Dis 11(17): 2230-2237.
4. Agusti AG, Celli BR, Chen R et al (2022) Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of COPD. Global Initiative For Chronic Obtructive Lung Disease: 23-39.
5. WHO (2004) Appropriate body-massindex for Asian populations and itsimplications for policy and interventionstrategies. The Lancet 363: 157-163.
6. Beck FK, Rosenthal TC (2002) Prealbumin: A marker for nutritional evaluation. Am Fam Physician 65(8): 1575-1579.
7. Gupta B, Kant S, Mishra R (2010) Subjective global assessment of nutritional status of chronic obstructive pulmonary disease patients on admission. Int J Tuberc Lung Dis 14: 500-505.
8. Cristina RR, Javier G, Javier P et al (2014) Classification of chronic obstructive pulmonary disease severity according to the new global initiative for chronic obstructive lung disease 2011 guidelines: COPD assessment test versus modified medical research council scale. Arch Bronconeumol 50(4): 129-134.
9. Hoàng Thị Hồng (2013) Nghiên cứu áp dụng phân loại mức độ nặng BPTNMT theo GOLD 2011 tại phòng khám quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bệnh viện Bạch Mai. Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II - Bệnh viện Bạch Mai.
10. Sunmin K, Jisun O, Yuil K et al (2013) Differences in classification of COPD group using COPD assessment test (CAT) or modified Medical Research Council (mMRC) dyspnea scores: A cross-sectional analyses. BMC Pulmonary Medicine 35: 13-17.
11. Đỗ Nam Khánh, Phạm Thị Mai Ngọc, Chu Hải Đăng và cộng sự (2021) Tình hình dinh dưỡng của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam 508(1), tr. 55-58.
12. Lê Thị Hường, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thị Hồng Trân và cộng sự (2023) Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và kết quả điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022-2023. Tạp chí Y dược Cần Thơ, 61, tr. 106-112.
13. Planas M, Alvarez J, Garcia-Perisc PA et al (2005) Nutritional support and quality of life in stable chronic obstructive pulmonary disease (COPD) patients. Clinical Nutrition 24: 433-441.