Nghiên cứu một số đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán u vùng đầu tụy
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy đầu thu trong chẩn đoán u vùng đầu tụy. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, mô tả cắt ngang được tiến hành trên 79 bệnh nhân nghi ngờ u vùng đầu tụy trên lâm sàng, được chụp CLVT 320 dãy, điều trị phẫu thuật và có kết quả mô bệnh học tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 05/2017 đến tháng 02/2021. Kết quả: U đầu tuỵ gặp nhiều nhất (40,5%). U đầu tuỵ và u bóng vater chiếm phần lớn số trường hợp (74,7%). Có 58,9% số trường hợp có u kích thước < 3cm. Phần lớn các khối u có bờ không đều và ranh giới rõ, chiếm tương ứng 79,5% và 63%. Các khối u có đậm độ không thuần nhất chiếm phần lớn trường hợp (61,6%). Sau tiêm thuốc cản quang, phần lớn các khối u đều ngấm thuốc nhiều và không đều, chiếm tương ứng 89% và 68,5%. Phần lớn khối u không xâm lấn mạch máu lân cận, chiếm 76,7%. Gần như toàn bộ khối u xâm lấn mạch máu là u đầu tuỵ, chiếm 94,1% trường hợp. Kết luận: Qua nghiên cứu có đối chiếu với phẫu thuật và giải phẫu bệnh, chụp CLVT có giá trị cao trong việc đánh giá các đặc điểm hình ảnh của u vùng đầu tuỵ. Điều này giúp tăng hiệu quả trong chẩn đoán và tiên lượng khả năng phẫu thuật cho những bệnh nhân nghi ngờ u vùng đầu tụy.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Brennan DD, Zamboni GA, Raptopoulos VD, Kruskal JB (2007) Comprehensive preoperative assessment of pancreatic adenocarcinoma with 64-section volumetric CT. RadioGraphics 27:1653–1666.
3. Fong ZV, Tan WP, Lavu H et al (2013) Preoperative imaging for resectable periampullary cancer: clinicopathologic implications of reported radiographic findings. Journal of G.I Surgery 17(6): 1098-1106.
4. Kanji ZS and Gallinger S (2013) Diagnostic and management of pancreatic cancer. CMAJ 1-7.
5. He J, Ahuja N, Makary MA, Cameron JL, Eckhauser FE, Choti MA, Hruban RH, Pawlik TM, Wolfgang CL (2013) 2564 resected periampullary adenocarcinomas at a single institution: Trends over three decades. HPB 16: 83-90.
6. Williams JL, Chan CK, Toste PA, Elliott IA, Vasquez CR, Sunjaya DB, Swanson EA, Koo J, Hines OJ, Reber HA, Dawson DW, Donahue TR (2016) Association of Histopathologic Phenotype of Periampullary Adenocarcinomas With Survival. JAMA Surg 152(1):82-88. doi: 10.1001/jamasurg.2016.3466..
7. Chen SC, Shyr YM, Wang SE (2013) Longterm survival after pancreaticoduodenectomy for periampullary adenocarcinomas. HPB 15: 951-957.
8. Raman SP, Fishman EK (2015) Abnormalities of the distal common bile duct and ampulla: diagnostic approach and differential diagnosis using multiplanar reformations and 3D imaging. AJR 203: 17-28.