Nhận xét kết quả điều trị răng viêm quanh chóp mạn tính sử dụng dung dịch sát khuẩn ống tuỷ chlorhexidine

  • Dương Thị Phương Linh Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
  • Lê Thị Thu Hà Bệnh viện TWQĐ 108
  • Nguyễn Thị Thuỳ Linh Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
  • Lê Hoàng Long Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Điều trị viêm quanh chóp răng, chlorhexidine, natri hypochlorit

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả điều trị bệnh nhân bị viêm quanh chóp răng mạn tính (VQCMT) đến điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2021 sử dụng dung dịch sát khuẩn ống tuỷ chlorhexidine. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có nhóm chứng trên 60 bệnh nhân với 60 răng viêm quanh chóp mạn tính được chia thành 2 nhóm. Nhóm I bơm rửa ống tuỷ bằng chlorhexidine (CHX) 2% kết hợp với natri hypochlorit 3%, nhóm II được bơm rửa ống tuỷ bằng natri hypochlorit (NaOCl) 3%. Kết quả: Tỷ lệ răng điều trị thành công sau 1 tuần, sau 6 tháng và sau 12 tháng ở nhóm I lần lượt là 93,33%, 86,67% và 93,10%. Tỷ lệ điều trị thành công của nhóm II ở các thời điểm theo dõi tương ứng lần lượt là 90,00%, 83,67%, 89,66%. Tỷ lệ thành công sau 1 năm điều trị răng viêm quanh chóp mạn tính có tổn thương vùng chóp ≤ 5mm: Nhóm I (100%), nhóm II (95,24%), răng viêm quanh chóp mạn tính có tổn thương vùng chóp > 5mm: Nhóm I (77,78%), nhóm II (75%). Kết luận: Sử dụng dung dịch CHX vào quy trình bơm rửa ống tuỷ răng viêm quanh chóp mạn tính mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn so với chỉ sử dụng NaOCl.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Byström A, Sundqvist G (1981) Bacteriologic evaluation of the efficacy of mechanical root canal instrumentation in endodontic therapy. Scand. J. Dent. Res 89: 321-328.
2. Marion JJ, Campos F, & Mageste T (2012) Efficiency of different concentrations of sodium hypochlorite during endodontic treatment. Literature review. Dental Press Endod 2(4): 32-37.
3. Khademi AA, Mohammadi Z, Havaee A (2006) Evaluation of the antibacterial substantivity of several intra-canal agents. Aust Endod J 32: 112-115.
4. Rosenthal S, Spangberg L, Safavi K (2004) Chlorhexidine substantivity in root canal dentin. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod 98: 488-492.
5. Vianna ME, Gomes BPFA (2009) Efficacy of sodium hypochlorite combined with chlorhexidine against Enterococcus faecalis in vitro. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod 107: 585-589.
6. Bùi Thanh Tùng (2010) So sánh hiệu quả phương pháp điều trị nội nha một lần và nhiều lần ở răng tủy hoại tử và viêm quanh cuống mạn. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 4-9.
7. Hülsmann M, Rödig T, Nordmeyer S (2007) Complications during root canal irrigation. Endod Top 16(1): 27-63.
8. Rosenthal S, Spangberg L, Safavi K (2004) Chlorhexidine substantivity in root canal dentin. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod 98: 488-492.
9. Erdemir A, Ari H, Gungunes H, Belli S (2004) Effect of medications for root canal treatment on bonding to root canal dentin. J Endod 30: 113-116.
10. De Assis DF, Prado M, Simao RA (2011) Evaluation of the interaction between endodontic sealers and dentin treated with different irrigant solutions. J Endod 37: 1550-1552.