Tình trạng dinh dưỡng lúc nhập viện và một số yếu tố liên quan ở người bệnh COVID-19 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Lương Tuấn Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Trọng Thế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thanh Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Hồng Hạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Lưu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tình trạng dinh dưỡng, COVID-19

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở người bệnh COVID-19 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành với cỡ mẫu 103 người COVID-19 từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 6 năm 2023. Kết quả: Trong tổng số 103 người bệnh, tuổi trung bình là 70,6 ± 16,7 tuổi. Khi đánh giá bằng công cụ SGA nhận thấy: SGA-A (không suy dinh dưỡng) chiếm 70,9%; SGA-B (suy dinh dưỡng nhẹ và vừa) chiếm 23,3%; SGA-C (suy dinh dưỡng nặng) chiếm 5,8%. Tỷ lệ có thở máy chiếm 23,3%. Tỷ lệ tử vong trong quá trình điều trị chiếm 18,4%. Chẩn đoán thiếu máu chiếm 14,6%, giảm albumin máu chiếm 33,0%. Kết luận: SDD ở người bệnh COVID-19 chiếm tỷ lệ cao là 29,1%, có mối liên quan giữa tuổi, thở máy, thiếu máu với tình trạng SDD theo SGA của đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, tất cả người bệnh COVID-19 nhập viện cần phải sàng lọc đánh giá tình trạng dinh dưỡng, để có định hướng xử trí điều trị, giảm thiểu nguy cơ biến chứng và tử vong ở người bệnh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thùy Linh (2022) Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày ở người bệnh hồi sức tích cực tại Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19. Tạp chí Nghiên cứu Y học, Tập 157-số 9, tr. 44-54.
2. Arkin N, Krishnan K, Chang MG et al (2020) Nutrition in critically ill patients with COVID-19: Challenges and special considerations. Clin Nutr Edinb Scot 39(7): 2327-2328.
3. Cunha Ana IL (2019) Frailty as a predictor of adverse outcomes in hospitalized older adults: A systematic review and meta-analysis. Ageing research reviews 56 (2019): 100960.
4. Detsky AS, McLaughlin JR, Baker JP et al (1987) What is subjective global assessment of nutritional status?. JPEN J Parenter Enteral Nutr 11(1): 8-13.
5. Manish J, Tak ML, Gupta R et al (2022) Relationship of anemia with COVID-19 deaths: A retrospective cross-sectional study. J Anaesthesiol Clin Pharmacol 38(1): 115-119.
6. Lakenman PL (2021) Energy expenditure and feeding practices and tolerance during the acute and late phase of critically ill COVID-19 patients. Clinical nutrition ESPEN 43(6): 383-389.
7. Nicolau J, Ayala L, Sanchís P et al (2021) Influence of nutritional status on clinical outcomes among hospitalized patients with COVID-19. Clin Nutr ESPEN 43: 223-229.
8. Narayan SK, Gudivada KK, Krishna B (2020) Assessment of nutritional status in the critically Ill. Indian J Crit Care Med 24(4): 152-156.
9. Peña JE, Pacheco RA, Ascencio IJ et al (2020). Hypertension, diabetes and obesity, major risk factors for death in patients with COVID-19 in Mexico. Arch. Med Res 52(4): 443–449.
10. Singer P, Blaser AR, Berger MM et al (2019) ESPEN guideline on clinical nutrition in the intensive care unit. Clinical nutrition 38(1): 48-79.
11. Tosato M, Calvani R, Ciciarello F et al (2023) Malnutrition in COVID-19 survivors: prevalence and risk factors. Aging Clin Exp Res 35: 2257-2265.
12. Wang Yan (2021) Invasive mechanical ventilation and nutrition intake in association with serious outcomes among COVID-19 ICU patients. University of Washington.
13. WHO (2023) COVID-19 in Viet Nam situation report 72. Accessed January 01, 2023.
14. WHO Expert Consultation (2004) Appropriate body-mass index for Asian populations and its implications for policy and intervention strategies. The Lancet 363(9403): 157-163.
15. WHO (2011) Haemoglobin concentrations for the diagnosis of anaemia and assessment of severity. Vitamin and Mineral Nutrition Information System. (WHO/NMH/NHD/MNM/11.1) Geneva: WHO; Accessed August 3.
16. Zhou Fei (2020) Clinical course and risk factors for mortality of adult inpatients with COVID-19 in Wuhan, China: A retrospective cohort study. The Lancet: 1054-1062.