Đánh giá mối liên quan giữa thang điểm S.T.O.N.E trên cắt lớp vi tính đa dãy với hiệu quả tán sỏi thận qua da

  • Hoàng Đình Âu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Trần Quốc Hòa Đại học Y Hà Nội
  • Thân Thị Minh Nguyệt Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Thang điểm STONE cắt lớp vi tính, tán sỏi qua da, sỏi thận

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa thang điểm S.T.O.N.E trên cắt lớp vi tính (CLVT) đa dãy với hiệu quả tán sỏi thận qua da. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 71 bệnh nhân (BN) sỏi thận, được chụp CLVT đa dãy hệ tiết niệu trước tán sỏi qua da tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ 07/2022 đến 07/2023 và đồng ý tham gia nghiên cứu. Thang điểm S.T.O.N.E bao gồm 5 thông số được tính từ phim CLVT trước tiêm cản quang: Kích thước sỏi (Size), chiều dài đường hầm (Tract length), tình trạng tắc nghẽn (Obstruction), số lượng đài thận mang sỏi (Number of involved calices) và tỷ trọng sỏi (Essence of stone density) được sử dụng để đối chiếu với hiệu quả tán sỏi qua da. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm BN là 53,8 ± 12,3. Tỷ lệ nam/nữ = 1,54. Điểm S.T.O.N.E là 6 (n = 17), 7 (n = 16), 8 (n = 13), 9 (n = 8), 10 (n = 9), 11 (n = 5) và 12 (n = 3) có mối tương quan rất chặt chẽ với thời gian tán sỏi (r = 0,94, p=0,001) và tỷ lệ sạch sỏi sau tán (r = -0,97, p<0,001). Kết luận: Đánh giá độ phức tạp của sỏi thận bằng thang điểm S.T.O.N.E có ý nghĩa tiên lượng hiệu quả tán sỏi qua da nên cần áp dụng thường quy trước tán sỏi thận.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bùi Văn Lệnh (2011) Chẩn đoán hình ảnh bộ máy tiết niệu. Nhà xuất bản Y học.
2. Okhunov Z, Friedlander JI, George AK, Duty BD, Moreira DM, Srinivasan AK et al (2013) S.T.O.N.E. nephrolithometry: Novel surgical classification system for kidney calculi. Urology 81: 1154‐1159.
3. de la Rosette J, Assimos D, Desai M, Gutierrez J, Lingeman J, Scarpa R, Tefekli A; CROES PCNL Study Group (2011) The Clinical Research Office of the Endourological Society Percutaneous Nephrolithotomy Global Study: Indications, complications, and outcomes in 5803 patients. J Endourol 25: 11‐17.
4. Liu Y, Chen Y, Liao B, Luo D, Wang K, Li H, Zeng G (2018) Epidemiology of urolithiasis in Asia. Asian J Urol 5(4): 205-214.
5. Thomas K, Smith NC et al (2011) The Guy’s stone score - Grading the complexity of percutaneous nephrolithotomy procedures. Urology 78: 277‐281.
5. Smith A, Averch TD, Shahrour K, Opondo D, Daels FP, Labate G et al (2013) A nephrolithometric nomogram to predict treatment success of percutaneous nephrolithotomy. J Urol 190: 149‐156.
6. Kumar U, Tomar V, Yadav SS, Priyadarshi S, Vyas N, Agarwal N, Dayal R (2018) STONE score versus Guy’s Stone Score ‐ predictors for success rate and complications in PCNL. Urol Ann 10(1):76-81.
7. Akhavein A, Henriksen C, Syed J, Bird VG (2015) Prediction of single procedure success rate using S.T.O.N.E. nephrolithometry surgical classification system with strict criteria for surgical outcome. Urology 85: 69‐73.
8. Farhan M, Nazim SM, Salam B, Ather MH (2015) Prospective evaluation of outcome of percutaneous nephrolithotomy using the ‘STONE’ nephrolithometry score: A single‐centre experience. Arab J Urol 13: 264‐269.
9. Labadie K, Okhunov Z, Akhavein A, Moreira DM, Moreno-Palacios J, Del Junco M, Okeke Z, Bird V, Smith AD, Landman J (2015) Evaluation and comparison of urolithiasis scoring systems used in percutaneous kidney stone surgery. J Urol 193: 154‐159.