Đánh giá vai trò của xung STIR trên cộng hưởng từ trong việc xác định đốt sống xẹp gây đau cấp tính liên quan đến loãng xương
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhằm đánh giá vai trò của xung STIR trên cộng hưởng từ trong việc xác định đốt sống xẹp gây đau cấp tính liên quan đến loãng xương. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu 113 bệnh nhân cao tuổi (> 60 tuổi) bị xẹp đốt sống có loãng xương được tạo hình thân đốt qua da bằng xi măng tại Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện TƯQĐ 108 từ 1/2020 đến 12/2023. Các bệnh nhân đều được khảo sát X-quang thường quy và cộng hưởng từ cột sống với xung phục hồi đảo nghịch TI ngắn (STIR). Dựa trên kết quả X-quang quy ước các bệnh nhân được chia thành hai nhóm: Nhóm một tầng và đa tầng. Chúng tôi so sánh sự phù hợp (vị trí và số lượng đốt sống xẹp) trên X-quang quy ước và cộng hưởng từ. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 69,3 ± 4,9 tuổi; gồm 22 nam và 91 nữ. Tỷ lệ chẩn đoán phù hợp giữa hai phương pháp của nhóm đơn tầng là 76%, nhóm đa tầng là 35%. Tỷ lệ chẩn đoán không phù hợp khác nhau giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Kết luận: Cộng hưởng từ cột sống với chuỗi xung STIR cho thấy nhiều lợi ích trong việc xác định các đốt sống xẹp do loãng xương gây đau cấp tính. Vì vậy, cộng hưởng từ với chuỗi xung STIR nên được khuyến cáo thực hiện thường quy trước khi tạo hình thân đốt qua da bằng xi măng.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Kallmes DF, Comstock BA, Heagerty PJ et al (2009). A randomized trial of vertebroplasty for osteoporotic spinal fractures. N Engl J Med 361(6): 569-579.
3. Weinstein JN (2009) Balancing science and informed choice in decisions about vertebroplasty. N Engl J Med 361(6): 619-621.
4. Benz BK, Gemery JM, McIntyre JJ et al (2009) Value of immediate preprocedure magnetic resonance imaging in patients scheduled to undergo vertebroplasty or kyphoplasty. Spine (Phila Pa 1976) 34(6): 609-612.
5. Lenski M, Büser N, Scherer M (2017) Concomitant and previous osteoporotic vertebral fractures Acta Orthopaedica 88(2).
6. Hulme PA, Krebs J, Ferguson SJ et al (2006) Vertebroplasty and kyphoplasty: A systematic review of 69 clinical studies. Spine (Phila Pa 1976) 31(17): 1983-2001.
7. Zidan I, Fayed AA, Elwany A (2018) Multilevel Percutaneous Vertebroplasty (More than Three Levels) in the Management of Osteoporotic Fractures. J Korean Neurosurg Soc 61 (6) : 700-706.
8. Do HM (2000) Magnetic resonance imaging in the evaluation of patients for percutaneous vertebroplasty. Top Magn Reson Imaging 11(4): 235-244.
10. Lakadamyali H, Tarhan NC, Ergun T et al (2008) STIR sequence for depiction of degenerative changes in posterior stabilizing elements in patients with lower back pain. AJR Am J Roentgenol 191(4): 973-979.
11. Spiegl UJ, Beisse R, Hauck S et al (2009) Value of MRI imaging prior to a kyphoplasty for osteoporotic insufficiency fractures. Eur Spine J 18(9): 1287-1292.
12. Fritzell P, Taylor RS, Taylor RJ (2006) Balloon kyphoplasty and vertebroplasty for vertebral compression fractures: a comparative systematic review of efficacy and safety. Spine (Phila Pa 1976) 31(23): 2747-2755.