Đánh giá kết quả trung hạn điều trị phình động mạch chủ ngực bằng phương pháp can thiệp nội mạch
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả trung hạn ứng dụng kỹ thuật can thiệp đặt ống ghép nội mạch điều trị phình động mạch chủ ngực, kèm hoặc không chuyển vị các nhánh động mạch nuôi não. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu các bệnh nhân phình động mạch chủ ngực được điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch tại Khoa Phẫu thuật Tim, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 8/2013 đến tháng 10/2019. Kết quả: Trong 80 bệnh nhân, có 62 nam (78%), 18 nữ (22%), tuổi trung bình 64,7 ± 11,6 (31-87) tuổi. Yếu tố nguy cơ thường gặp là tăng huyết áp 61 (76%), hút thuốc lá 51 (64%), rối loạn lipid máu 49 (61%). Phình dạng túi 49 (61%), phình dạng thoi 31 (39%). Đường kính túi phình trung bình 64 ± 15 (mm). Đường kính trung bình ĐM đường vào 7,23 ± 1,13 (mm). Có 43 trường hợp được phẫu thuật chuyển vị các nhánh động mạch nuôi não trước can thiệp (54%). Tỷ lệ thành công của can thiệp là 95%. Tỷ lệ tử vong sớm 3 (3,7%), không gặp các biến chứng như di lệch, tắc hẹp, gãy hoặc xoắn vặn ống ghép, lóc tách ĐMC, lấp động mạch nuôi não. Thời gian theo dõi trung bình là 36,78 ± 17,27 tháng. Tỷ lệ tử vong trung hạn là 9 (11,7%). Có 5 trường hợp rò nội mạch và 3 trường hơp nhồi máu não được ghi nhận trong giai đoạn theo dõi trung hạn, 2 trường hợp can thiệp lại chiếm 2,6%. Kết luận: Điều trị phình động mạch ngực bằng phương pháp can thiệp nội mạch, kèm hoặc không phẫu thuật chuyển vị các nhánh động mạch nuôi não được thực hiện an toàn và khả thi với kết quả sớm và trung hạn tốt.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Trần Quyết Tiến, Phan Quốc Hùng (2015) Can thiệp nội mạch điều trị phình động mạch chủ tại Bệnh viện Chợ Rẫy: Một số kết quả bước đầu. Y học Việt Nam, 1, tr. 39-44.
3. Nguyễn Lân Hiếu, Trần Vũ Hoàng (2013) Một số đặc điểm kỹ thuật và kết quả bước đầu của can thiệp đặt stent graft ở bệnh nhân có bệnh lý động mạch chủ tại Viện Tim mạch quốc gia. Y học thực hành 866 (04), tr. 171-173.
4. Raimund E, Victor A, Catherine B et al (2014) ESC Guidelines on the diagnosis and treatment of aortic diseases: document covering acute and chronic aortic diseases of the thoracic and abdominal aorta of the adult The Task Force for the Diagnosis and Treatment of Aortic Diseases of the European Society of Cardiology (ESC). J European heart journal 35(41): 2873-2926.
5. Mark FF, Roy KG, James FM et al (2010) Reporting standards for thoracic endovascular aortic repair (TEVAR). J Journal of vascular surgery 52(4): 1022-1033.
6. Shih-Wei W, Yaw-Bin H, Jiann-Woei H et al (2015) Epidemiology, clinical features, and prescribing patterns of aortic aneurysm in Asian population from 2005 to 2011. J Medicine 94(41): 1-6.
7. Rita F, Giuseppe G, Paolo C et al (2013) Endovascular treatment of thoracic aortic aneurysm: a single-center experience. J Annals of vascular surgery 27(8): 1020-1028.
8. Hyun-Chel J, Young-Nam Y, Young-Guk K et al (2018) Comparison of open surgical versus hybrid endovascular repair for descending thoracic aortic aneurysms with distal arch involvement. J Journal of thoracic disease 10(6): 3548-3557.
9. Shin-Ah S, Deok HL, Tak-Hyuk O et al (2019) Risk factors associated with reintervention after thoracic endovascular aortic repair for descending aortic pathologies. J Vascular endovascular surgery 53(3): 181-188.