Mối liên quan giữa chỉ số tim-cổ-chân với tổn thương động mạch vành và biến cố tim mạch ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính sau 24 tháng

  • Lê Văn Dũng Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
  • Phạm Nguyên Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Trường Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Văn Chiến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Chỉ số tim-cổ-chân, động mạch vành mạn tính, tim mạch, giá trị chẩn đoán

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa Chỉ số tim-cổ chân (Cardio-ankle vascular index - CAVI) với tổn thương động mạch vành và biến cố tim mạch ở bệnh nhân bệnh động mạch vành mạn tính (BMVMT) trong 24 tháng theo dõi. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu gồm 160 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang - Hà Nội, được chẩn đoán có BMVMT. Các thông tin được thu thập bao gồm: Điểm Framingham, mức độ hẹp động mạch vành, số lượng động mạch vành (ĐMV) hẹp có ý nghĩa, phân mức điểm Syntax, phân mức điểm Gensini. Bệnh nhân được theo dõi cho đến khi xuất hiện một trong các biến cố tim mạch hoặc tối đa 24 tháng kể từ sau khi bắt đầu vào nghiên cứu. Tình trạng hẹp ĐMV và các biến cố tim mạch được theo dõi bao gồm: Đột quỵ não, hội chứng mạch vành cấp, bệnh động mạch chi dưới cấp tính, tử vong do mọi nguyên nhân. Kết quả: CAVI tăng theo mức độ hẹp ĐMV có ý nghĩa thống kê. CAVI cao hơn khi hẹp nặng ≥ 75% so với < 75% ĐMV. CAVI tăng có ý nghĩa theo số lượng ĐMV tổn thương. CAVI tăng cao hơn có khi hẹp ≥ 2 so với hẹp < 2 ĐMV. CAVI ở nhóm có phân mức điểm Syntax nhẹ thấp hơn so với nhóm vừa và nặng. CAVI tăng có ý nghĩa theo mức điểm Gensini. CAVI có AUC dự đoán nguy cơ BMVMT ở mức trung bình (AUC = 0,796, p<0,05). Nhóm có CAVI trung bình ≥ 9,63 có nguy cơ BCTM cao gấp 6,4 lần nhóm có CAVI thấp hơn điểm cắt này. Kết luận: CAVI là chỉ báo hữu ích cho việc tiên lượng nguy cơ hẹp động mạch vành và nguy cơ biến cố tim mạch. Cần tiến hành nghiên cứu tiếp theo để khẳng định kết quả này trên bệnh nhân BMVMT ở Việt Nam.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. GBD 2017 Causes of Death Collaborators (2018) Global, regional, and national age-sex-specific mortality for 282 causes of death in 195 countries and territories, 1980-2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017. Lancet 392(10159): 1736-1788.
2. Tanaka H, Munakata M, Kawano Y, Ohishi M, Shoji T, Sugawara J, Tomiyama H, Yamashina A, Yasuda H, Sawayama T, Ozawa T (2009) Comparison between carotid-femoral and brachial-ankle pulse wave velocity as measures of arterial stiffness. Journal of hypertension 27(10): 2022-2027.
3. Kirigaya J, Iwahashi N, Tahakashi H et al (2020) Impact of cardio-ankle vascular index on long-term outcome in patients with acute coronary syndrome. J Atheroscler Thromb 27(7): 657-668.
4. Knuuti J, Wijns W, Saraste A et al (2019) 2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes: The Task Force for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes of the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J 41(3): 417-418.
5. Miyoshi T, Doi M, Hirohata S et al (2010) Cardio-ankle vascular index is independently associated with the severity of coronary atherosclerosis and left ventricular function in patients with ischemic heart disease. J Atheroscler Thromb 17(3): 249-58.
6. Horinaka S, Yabe A, Yagi H et al (2011) Cardio-ankle vascular index could reflect plaque burden in the coronary artery. Angiology 62(5): 401-408.
7. Nakamura K, Tomaru T, Yamamura S et al (2008) Cardio-ankle vascular index is a candidate predictor of coronary atherosclerosis. Circ J 72(4): 598-604.
8. Izuhara M, Shioji K, Kadota S et al (2008) Relationship of cardio-ankle vascular index (CAVI) to carotid and coronary arteriosclerosis. Circ J 72(11): 1762-1767.