So sánh đáp ứng điều trị của ung thư biểu mô tế bào gan sau nút mạch bằng hạt vi cầu và nút mạch truyền thống theo thang điểm LIRADS bản 2018 trên cắt lớp vi tính
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh hiệu quả điều trị của nút mạch bằng hạt vi cầu và nút mạch truyền thống bằng thang điểm LIRADS trên cắt lớp vi tính (CLVT) trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu dùng thang điểm LIRADS về đáp ứng điều trị (Liver Imaging Reporting and Data System treatment response: LR-TR) để so sánh đáp ứng điều trị nút mạch hóa chất động mạch lần đầu của 58 khối HCC (29 khối nút bằng c-TACE và 29 khối nút bằng DEB-TACE) từ tháng 6/2021 đến tháng 9/2022. Kết quả: Độ tuổi trung bình nhóm c-TACE là 56,9 ± 11,0 tuổi và nhóm DEB-TACE là 61,3 ± 11 tuổi. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của 2 nhóm c-TACE và Deb-TACE. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các đặc điểm vị trí u, kích thước u trên CLVT và mức độ can thiệp giữa 2 nhóm DEB-TACE và c-TACE (p>0,05), có sự khác biệt về hình thái u đích giữa 2 nhóm DEB-TACE và c-TACE (p<0,05). Đánh giá còn u hoạt động bằng thang điểm LR-TR, tỷ lệ không còn u là 31,0% (18/58), tỷ lệ còn u là 69% (40/58). Trong đó, tỷ lệ còn u nhóm c-TACE là 75,0% cao hơn nhóm DEB-TACE là 58,6%, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Khi sử dụng LR-TR để đánh giá đáp ứng sau điều trị nút bằng c-TACE và DEB-TACE thì độ nhạy trong nhóm c-TACE là 95,2% so với nhóm DEB-TACE là 84,2%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Độ đặc hiệu của LR-TR trong nhóm c-TACE là 75,0% so với 90% nhóm Deb-TACE, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tính chính xác của LR-TR trong nhóm c-TACE là 89,6% so sánh với nhóm DEB-TACE là 86,2%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Kết luận: LR-TR là một công cụ hữu ích để đánh giá đáp ứng điều trị sau nút mạch hóa chất. Sử dụng LR-TR đánh giá sau nút c-TACE có độ đặc hiệu thấp hơn so với nhóm nút bằng DEB-TACE. Độ nhạy, độ chính xác của LR-TR khi đánh giá giữa 2 nhóm là khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Bzeizi KI, Arabi M, Jamshidi N et al (2021) Conventional Transarterial Chemoembolization Versus Drug-Eluting Beads in Patients with Hepatocellular Carcinoma: A Systematic Review and Meta-Analysis. Cancers (Basel) 13(24)doi:10.3390/cancers13246172.
3. Kim SW, Joo I, Kim H-C et al (2020) LI-RADS treatment response categorization on gadoxetic acid-enhanced MRI: Diagnostic performance compared to mRECIST and added value of ancillary features. European Radiology 30(5): 2861-2870. doi:10.1007/s00330-019-06623-9.
4. Heimbach JK, Kulik LM, Finn RS et al (2018) AASLD guidelines for the treatment of hepatocellular carcinoma. Hepatology 67(1): 358-380. doi:10.1002/hep.29086.
5. Galle PR, Forner A, Llovet JM et al (2018) EASL Clinical Practice Guidelines: Management of hepatocellular carcinoma. Journal of Hepatology 69(1): 182-236. doi:10.1016/j.jhep.2018.03.019.
6. Marrero JA, Kulik LM, Sirlin CB et al (2018) Diagnosis, Staging, and Management of Hepatocellular Carcinoma: 2018 Practice Guidance by the American Association for the Study of Liver Diseases. Hepatology 68(2): 723-750. doi:10.1002/hep.29913.
7. Savic LJ, Chapiro J, Funai E et al (2021) Prospective study of Lipiodol distribution as an imaging marker for doxorubicin pharmacokinetics during conventional transarterial chemoembolization of liver malignancies. Eur Radiol 31(5): 3002-3014. doi:10.1007/s00330-020-07380-w.
8. Kudo M, Kawamura Y, Hasegawa K et al (2021) Management of Hepatocellular Carcinoma in Japan: JSH Consensus Statements and Recommendations 2021 Update. Liver Cancer 10(3): 181-223. doi:10.1159/000514174.
9. Savic LJ, Chen E, Nezami N et al (2022) Conventional vs. Drug-Eluting Beads Transarterial Chemoembolization for Unresectable Hepatocellular Carcinoma-A Propensity Score Weighted Comparison of Efficacy and Safety. Cancers (Basel) 14(23). doi:10.3390/cancers14235847.
10. Llovet JM, Lencioni R (2020) mRECIST for HCC: Performance and novel refinements. Journal of Hepatology 72(2): 288-306. doi:10.1016/j.jhep.2019.09.026.
11. Chernyak V, Fowler KJ, Kamaya A et al (2018) Liver Imaging Reporting and Data System (LI-RADS) Version 2018: Imaging of Hepatocellular Carcinoma in At-Risk Patients. Radiology 289(3): 816-830. doi:10.1148/radiol.2018181494.
12. Gregory J, Dioguardi Burgio M, Corrias G, Vilgrain V, Ronot M (2020) Evaluation of liver tumour response by imaging. JHEP Reports 2(3):100100. doi:10.1016/j.jhepr.2020.100100.
13. Wu B, Zhou J, Ling G, Zhu D, Long Q (2018) CalliSpheres drug-eluting beads versus lipiodol transarterial chemoembolization in the treatment of hepatocellular carcinoma: a short-term efficacy and safety study. World Journal of Surgical Oncology 16:69. doi:10.1186/s12957-018-1368-8.
14. Ikeda M, Arai Y, Inaba Y et al (2022) Conventional or Drug-Eluting Beads? Randomized Controlled Study of Chemoembolization for Hepatocellular Carcinoma: JIVROSG-1302. Liver Cancer 11(5):
440-450. doi:10.1159/000525500.