Tạo hình hộp sọ và dẫn lưu não thất ổ bụng đồng thời điều trị giãn não thất sau phẫu thuật mở sọ giảm áp do chấn thương: Kinh nghiệm tại Bệnh viện Quân y 103

  • Nguyễn Thành Bắc Bệnh viện Quân y 103
  • Nguyễn Xuân Phương Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

Chấn thương sọ não, mở sọ giảm áp, giãn não thất, dẫn lưu não thất ổ bụng, tạo hình sọ

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình hộp sọ và dẫn lưu não thất ổ bụng đồng thời điều trị giãn não thất sau mở sọ giải ép do chấn thương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu bao gồm 48 bệnh nhân giãn não thất sau mở sọ giảm áp, được phẫu thuật dẫn lưu não thất ổ bụng và tạo hình sọ đồng thời từ tháng 01/2022 đến tháng 9/2023 tại Bệnh viện Quân y 103, với thời gian theo dõi tối thiểu 30 ngày. Dữ liệu về đặc điểm bệnh nhân, lâm sàng, và biến chứng được thu thập và phân tích. Kết quả: Tuổi trung bình là 54,35 ± 14,95, tỷ lệ nam/nữ là 2,2/1. Thời gian trung bình từ mở sọ giảm áp là 2,46 ± 0,85 tháng. Tỷ lệ bệnh nhân có khuyết sọ lớn hơn một nửa bán cầu là 85,4%. Tỷ lệ biến chứng chung sau phẫu thuật là 16,87%, bao gồm chảy máu dưới màng cứng, ngoài màng cứng, chảy máu và co giật sau phẫu thuật. Không có trường hợp tử vong, nhiễm trùng, sự cố hệ thống van, hoặc cần phẫu thuật lại. Kết luận: Phẫu thuật dẫn lưu não thất ổ bụng và tạo hình sọ đồng thời cho thấy là một phương pháp có hiệu quả và an toàn trong việc điều trị khuyết sọ và giãn não thất sau phẫu thuật mở sọ giảm áp do chấn thương, với một tỷ lệ biến chứng thấp. Tuy nhiên, vì thiếu nhóm chứng so sánh, các kết luận này cần được xem xét trong bối cảnh có hạn và nên được kiểm chứng thêm thông qua nghiên cứu tiếp theo.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hirschmann D, Kranawetter B, Kirchschlager C et al (2021) Cranioplasty following ventriculoperitoneal shunting: Lessons learned. Acta Neurochir (Wien), 163(2): 441-446.
2. Licata C, Cristofori L, Gambin R et al (2001)
Post-traumatic hydrocephalus. J Neurosurg Sci 45(3): 141-149.
3. Heo J, Park SQ, Cho SJ et al (2014) Evaluation of simultaneous cranioplasty and ventriculoperitoneal shunt procedures. J Neurosurg 121(2): 313-318.
4. Yang XF, Wang H, Wen L et al (2017) The safety of simultaneous cranioplasty and shunt implantation. Brain Inj 31(12): 1651-1655.
5. Schuss P, Borger V, Güresir Á, Vatter H, Güresir E (2015) Cranioplasty and ventriculoperitoneal shunt placement after decompressive craniectomy: Staged surgery is associated with fewer postoperative complications. World Neurosurg 84(4): 1051-1054.
6. Meyer RM, Morton RP, Abecassis IJ et al (2017) Risk of complications with simultaneous cranioplasty and placement of ventriculoperitoneal shunt. World Neurosurg 107: 830-833.
7. Jung YT, Lee SP, Cho JI (2015) An Improved
one-stage operation of cranioplasty and ventriculoperitoneal shunt in patient with hydrocephalus and large cranial defect. Korean J Neurotrauma 11(2): 93-99.
8. Carvi Y, Nievas MN, Höllerhage HG (2006) Early combined cranioplasty and programmable shunt in patients with skull bone defects and CSF-circulation disorders. Neurol Res 28(2): 139-144.
9. Shih FY, Lin CC, Wang HC et al (2019) Risk factors for seizures after cranioplasty. Seizure 66: 15-21.
10. Nguyễn Trọng Yên (2019) Hội chứng "vạt da chìm” sau phẫu thuật dẫn lưu não thất - ổ bụng trên bệnh nhân đã mở sọ giải áp: Nhân 4 trường hợp. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108 14(6).