Một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm da cơ địa trẻ em tại Bệnh viện Da liễu Trung ương

  • Đỗ Thị Thu Hiền Bệnh viện Da liễu Trung ương
  • Lương Thị Minh Thúy Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Viêm da cơ địa, dịch tễ, lâm sàng, bạch cầu ái toan

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm da cơ địa (VDCĐ) trẻ em từ 2 đến 12 tuổi tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 160 bệnh nhân viêm da cơ địa từ 2-12 tuổi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 8 năm 2023. Kết quả: 78 bệnh nhân là nam giới (chiếm 48,8%) và 82 bệnh nhân là nữ giới (chiếm 51,2%). Tuổi trung bình ( ± SD tuổi) là 6,44 ± 3,09. Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 2-5 tuổi (44,4%), sau đó là nhóm 6-9 tuổi (36,3%), và nhóm 10-12 tuổi (19,3%). Tỷ lệ khởi phát VDCĐ trước 5 tuổi là 65%, sau 5 tuổi là 35%. 47,5% bệnh nhân có mức độ bệnh trung bình, số bệnh nhân có mức độ bệnh nhẹ chiếm 28,7% và số bệnh nhân có mức độ bệnh nặng chiếm tỷ lệ thấp nhất 23,8%. 12,5% bệnh nhân VDCĐ trẻ em ghi nhận có tiền sử dị ứng. Trong số 106 bệnh nhân được xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, có 34,9% bệnh nhân có chỉ số bạch cầu ái toan tăng. Có mối liên quan giữa mức độ bệnh VDCĐ và chỉ số bạch cầu ái toan trong máu. Kết luận: VDCĐ có xu hướng khởi phát sớm trước 5 tuổi, với tỷ lệ nam/nữ tương đương. Nhóm bệnh nhân có mức độ bệnh trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất. Chỉ số bạch cầu ái toan của trẻ VDCĐ có xu hướng tăng cao và có mối liên quan chặt chẽ với mức độ bệnh của trẻ VDCĐ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Pyun BY (2015) Natural history and risk factors of atopic dermatitis in children. Allergy Asthma Immunol Res 7(2): 101-105. doi:10.4168/aair.2015.7.2.101.
2. Illi S, von Mutius E, Lau S, Nickel R, Grüber C, Niggemann B, Wahn U; Multicenter Allergy Study Group (2004) The natural course of atopic dermatitis from birth to age 7 years and the association with asthma. J Allergy Clin Immunol 113(5): 925-931. doi: 10.1016/j.jaci.2004.01.778.
3. Salava A, Rieppo R, Lauerma A, Salo V (2022)
Age-dependent distribution of atopic dermatitis in primary care: A nationwide population-based study from finland. Acta Derm Venereol
102: 00738-adv00738. doi:10.2340/actadv.v102.2287.
4. Trịnh Thị Linh (2018) Nghiên cứu thay đổi nồng độ kẽm trong máu của bệnh nhân viêm da cơ địa trẻ em tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Luận văn Thạc sĩ
Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Avena-Woods C (2017) Overview of atopic dermatitis. Am J Manag Care 23(8 Suppl):
S115-S123. PMID: 28978208.
6. Goldsmith LA, Fitzpatrick TB (2012) Fitzpatrick’s dermatology in general medicine. 8th ed.
McGraw-Hill Medical.
7. Trương Tiểu Vi, Nguyễn Tất Thắng, Văn Thế Trung (2018) Nồng độ IgE huyết thanh toàn phần và đặc hiệu trên bệnh nhân viêm da cơ địa tại Bệnh viện
Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 22(4), tr. 125-129.
8. Vaneckova J, Bukač J (2016) The severity of atopic dermatitis and the relation to the level of total IgE, onset of atopic dermatitis and family history about atopy. Food Agric Immunol 27(5): 734-741. doi:10.1080/09540105.2016.1183598.
9. Burks AW, James JM, Hiegel A et al (1998) Atopic dermatitis and food hypersensitivity reactions.
J Pediatr 132(1): 132-136. doi:10.1016/s0022-3476(98)70498-6.
10. Hu Y, Liu S, Liu P, Mu Z, Zhang J (2020) Clinical relevance of eosinophils, basophils, serum total IgE level, allergen-specific IgE, and clinical features in atopic dermatitis. J Clin Lab Anal 34(6):23214. doi:10.1002/jcla.23214.