Khảo sát đặc điểm độ ngưng tập tiểu cầu và đề kháng clopidogrel ở bệnh nhân được can thiệp động mạch vành qua đường ống thông

  • Tạ Anh Hoàng Bệnh viện Quân y 103
  • Nguyễn Duy Toàn Bệnh viện Quân y 103
  • Trương Đình Cẩm Bệnh viện Quân y 175

Main Article Content

Keywords

Độ ngưng tập tiểu cầu, kháng clopidogrel, can thiệp động mạch vành qua đường ống thông

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm độ ngưng tập tiểu cầu và tỉ lệ kháng thuốc clopidogrel ở bệnh nhân được đặt stent động mạch vành qua đường ống thông. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với 171 bệnh nhân được điều trị can thiệp đặt stent động mạch vành thành công có điều trị với clopidogrel tại Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 9/2021 đến tháng 12/2022.
Độ ngưng tập tiểu cầu được xác định bằng phương pháp đo độ truyền quang với chất kích tập đặc hiệu ADP. Kháng clopidogrel được xác định khi độ ngưng tập tiểu cầu tối đa > 50%. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nam giới (59,91 ± 11,11) thấp hơn nữ giới (68,21 ± 9,3) với p<0,05. Độ ngưng tập tiểu cầu ở nhóm hút thuốc lá cao hơn nhóm không hút thuốc (51,48 ± 15,07% so với 44,11 ± 15,09%, p<0,05). Nhóm có nồng độ NT-proBNP ≥ 300pg/ml có độ ngưng tập tiểu cầu cao hơn nhóm có nồng độ
NT-proBNP < 300pg/ml (50,54 ± 15,89% so với 43,7 ± 14,45%, p<0,05). Độ ngưng tập tiểu cầu tương quan thuận mức độ yếu với BMI (r = 0,24) và tổng chiều dài stent (r = 0,15) với p<0,05. Tỉ lệ kháng clopidgrel là 43,68%. Ở nhóm bệnh nhân có BMI ≥ 23kg/m2, hút thuốc lá, nồng độ NT-proBNP
≥ 300pg/ml thì tỉ lệ kháng clopidogrel cao hơn so với nhóm còn lại với p<0,05. Kết luận: Độ ngưng tập tiểu cầu ở nhóm bệnh nhân có hút thuốc lá, nồng độ NT-proBNP ≥ 300pg/ml cao hơn so với nhóm còn lại, đồng thời tương quan thuận mức độ yếu với BMI và số lượng stent được can thiệp. Tỉ lệ kháng clopidogrel là 43,68%. Ở nhóm bệnh nhân có hút thuốc lá hoặc BMI ≥ 23kg/m2 hoặc có nồng độ
NT-proBNP ≥ 300pg/ml thì tỉ lệ kháng clopidogrel cao hơn so với các nhóm còn lại với p<0,05.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Akkaif MA, Daud NAA, Sha'aban A, Ng ML, Abdul Kader MAS, Noor DAM, Ibrahim B (2021) The Role of Genetic Polymorphism and Other Factors on Clopidogrel Resistance (CR) in an Asian Population with Coronary Heart Disease (CHD). Molecules 26(7): 1987.
2. Thygesen K, Alpert JS, Jaffe AS et al (2018) Fourth universal definition of myocardial infarction. European Heart Journal 40(3): 237-269.
3. Knuuti J, Wijns W, Saraste A et al (2020) 2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes. Eur Heart J 41(3):
407-477.
4. Lawton JS, Tamis-Holland JE, Bangalore S et al (2022) 2021 ACC/AHA/SCAI Guideline for Coronary Artery Revascularization: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines. Circulation 145(3): 18-114.
5. Hwang SJ, Jeong YH, Kim IS et al (2011) The cytochrome 2C19*2 and *3 alleles attenuate response to clopidogrel similarly in East Asian patients undergoing elective percutaneous coronary intervention. Thromb Res 127(1): 23-28.
6. Mohammadi SS, Zibaeenezhad MJ, Sayadi M et al (2021) The Impact of smoking on clinical outcomes after percutaneous coronary intervention in women compared to men. J Interv Cardiol 2021:6619503. doi: 10.1155/2021/6619503.
7. Đào Văn Đôn (2020) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chống kết tập tiểu cầu của Clopidogrel trong điều trị hội chứng mạch vành cấp. Luận án Tiến sĩ Y học.
8. Trần Thị Hải Hà (2017) Nghiên cứu biến đổi độ ngưng tập tiểu cầu, số lượng tiểu cầu, nồng độ Fibrinogen ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định được can thiệp động mạch vành qua da có sử dụng Clopidogrel. Luận văn Tiến sĩ y học.
9. Redfors B, Chen S, Généreux P et al (2019) Relationship between stent diameter, platelet reactivity, and thrombotic events after percutaneous coronary artery revascularization. Am J Cardiol 124(9): 1363-1371.
10. Doğan A, Kahraman S, Usta E et al (2016) Effect of obesity and serum leptin level on clopidogrel resistance. Turk Kardiyol Dern Ars 44(7): 548-553.