Nghiên cứu chỉ số TAPSE và sức căng dọc thất phải bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành mạn tính

  • Nguyễn Duy Toàn Bệnh viện Quân y 103
  • Nguyễn Thanh Bình Binh chủng Tăng thiết giáp
  • Phạm Phương Thảo Anh Bệnh viện Quân y 103

Main Article Content

Keywords

TAPSE, sức căng trục dọc thất phải, hội chứng động mạch vành mạn tính

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát chỉ số TAPSE và sức căng trục dọc thất phải bằng siêu âm tim ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang trên 61 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán hội chứng động mạch vành mạn tính tại Trung tâm Tim mạch,
Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 10/2022 đến tháng 5/2023. Các BN được siêu âm tim theo Hướng dẫn Hội Siêu âm tim Hoa Kỳ đánh giá chỉ số biên độ vận động tâm thu vòng van ba lá (TAPSE) và sức căng trục dọc thất phải. Kết quả: Chỉ số TAPSE trung bình của nhóm nghiên cứu: 20,36 ± 3,35mm, TAPSE giảm chiếm tỉ lệ 13,11%. Sức căng trục dọc thất phải toàn bộ (RVGLS) và sức căng trục dọc thất phải thành tự do (RVFWSL) trung bình lần lượt là -17,18 ± 5,13% và -21,46 ± 6,14%. Tỉ lệ bệnh nhân có RVGLS và RVFWSL giảm lần lượt chiếm 42,63% và 32,79%. RVGLS và RVFWSL có tương quan nghịch mức độ vừa với nồng độ NT-proBNP, r lần lượt là -0,41 và -0,39 (p<0,05) và tương quan thuận mức độ vừa với LVEF%, r lần lượt là 0,38 và 0,39 (p<0,05). Kết luận: Chỉ số TAPSE trung bình của nhóm nghiên cứu là
20,36 ± 3,35mm. Sức căng trục dọc thất phải toàn bộ (RVGLS) và sức căng trục dọc thất phải thành tự do (RVFWSL) trung bình lần lượt là -17,18 ± 5,13% và -21,46 ± 6,14%. Tỉ lệ bệnh nhân có chỉ số TAPSE, RVGLS và RVFWSL giảm lần lượt chiếm 13,11%, 42,63% và 32,79%. Sức căng trục dọc thất phải có tương quan nghịch mức độ vừa với nồng độ NT-ProBNP và tương quan thuận mức độ vừa với LVEF%.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tuấn Hải, Nguyễn Thị Minh Lý, Nguyễn Thị Thu Hoài, Phạm Nguyễn Vinh, Đỗ Doãn Lợi (2015) Khuyến cáo về lượng giá chức năng tim bằng siêu âm ở người lớn trưởng thành: Cập nhật từ Hội siêu âm tim Hoa Kỳ và Hội Hình ảnh tim mạch châu Âu. https://asecho.org/wp-content/uploads/2017/11/ ChamberQuantification_VN.pdf, tr. 20-21.
2. Rudski LG, Lai WW, Afilalo J et al (2010) Guidelines for the echocardiographic assessment of the right heart in adults: A report from the American Society of Echocardiography endorsed by the European Association of Echocardiography, a registered branch of the European Society of Cardiology, and the Canadian Society of Echocardiography. J Am Soc Echocardiogr 23: 685-713. quiz 86-8.
3. Shimada YJ, Shiota M, Siegel RJ et al (2010) Accuracy of Right Ventricular Doppler Imaging: Myocardial Velocities and strain- Are the clinical Applications ? Volumes and Function Determined by
Three-Dimensional Echocardiography in Comparison with Magnetic Resonance Imaging: A Meta-Analysis Study. J Am Soc Echocardiogr 23(9): 943-953.
4. Rallidis LS, Makavos G, Nihoyannopoulos P (2014) Right ventricular involvement in coronary artery disease: Role of echocardiography for diagnosis and prognosis. J Am Soc Echocardiogr 27(3): 223-229.
5. Cameli M, Mondillo S, Galderisi M et al (2017) Speckle tracking echocardiography: A practical guide. G Ital Cardiol 18(4): 253-269.
6. Moustafa S, Elrabat K, Swailem F, Galal A (2018) The correlation between speckle tracking echocardiography and coronary artery disease in patients with suspected stable angina pectoris. Indian Heart J 70(3): 379-386.
7. Knuuti J, Wijns W, Saraste A, Capodanno D, Barbato E, Funck-Brentano C, Prescott E, Storey RF, Deaton C, Cuisset T, Agewall S, Dickstein K, Edvardsen T, Escaned J, Gersh BJ, Svitil P, Gilard M, Hasdai D, Hatala R, Mahfoud F, Masip J, Muneretto C, Valgimigli M, Achenbach S, Bax JJ; ESC Scientific Document Group (2019) 2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes: The Task Force for the diagnosis and management of chronic coronary syndromes of the European Society of Cardiology (ESC). European Heart Journal 41(3): 407-477.
8 . Kaushik A, Kapoor A, Dabadghao P, Khanna R, Kumar S, Garg N, Tewari S, Goel PK, Sinha A (2021) Use of strain, strain rate, tissue velocity imaging, and endothelial function for early detection of cardiovascular involvement in young diabetics. Ann Pediatr Cardiol 14(1): 1-9.
9. Sumin A, Korok E, Sergeeva T et al (2022) Right ventricular diastolic dysfunction in patients with coronary artery disease: Frequency and associated factors. European Heart Journal - Cardiovascular Imaging 23 (Supplement_1).