Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân nam sùi mào gà tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

  • Châu Văn Trở
  • Diệp Thắng

Main Article Content

Keywords

Bệnh sùi mào gà, chất lượng cuộc sống, HPV

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân nam bị sùi mào gà tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, được tiến hành trên 120 bệnh nhân nam, ≥ 18 tuổi, bị sùi mào gà tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 7/2019 đến tháng 1/2020, chẩn đoán sùi mào gà dựa vào lâm sàng, chất lượng cuộc sống được đánh giá dựa vào DLQI (Dermatology life quality index). Kết quả: Chỉ số chất lượng cuộc sống trung bình của mẫu nghiên cứu là 4,41 ± 4,07. Đa số bệnh nhân đều bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống từ mức độ ảnh hưởng ít đến ảnh hưởng nghiêm trọng (62,5%). Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến các mối quan hệ với bạn tình, người thân, quan hệ tình dục, và gây cảm giác bối rối, mặc cảm cho bệnh nhân. Không có mối liên quan nào được xác định giữa chỉ số chất lượng cuộc sống với nhóm tuổi, nơi cư trú, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số lượng bạn tình, và thời gian mắc bệnh (p>0,05). Kết luận: Bệnh sùi mào gà làm giảm chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân nam (DLQI: ± SD = 4,41 ± 4,07). Vì vậy, bên cạnh việc theo dõi điều trị bệnh, cũng cần quan tâm đến khía cạnh hỗ trợ vấn đề tâm lý xã hội cho bệnh nhân.


Từ khóa: Bệnh sùi mào gà, chất lượng cuộc sống, HPV.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Camargo CC, D'Elia MPB, Miot HA (2016) Quality of life in men diagnosed with anogenital warts. An Bras Dermatol 92: 427-429.
2. Hongbo Y, Thomas CL, Harrison MA et al (2005) Translating the science of quality of life into practice: What do dermatology life quality index scores mean? J Invest Dermatol 125: 659-664.
3. Nahidi M, Nahidi Y, Saghebi A et al (2017) Evaluation of psychopathology and quality of life in patients with anogenital wart compared to control group. Iran J Med Sci 43: 65-69.
4. O'Mahony C (2005) Genital warts: Current and future management options. Am J Clin Dermatol 6: 239-243.
5. Parkin DM, Louie KS, Clifford G (2008) Burden and trends of type-specific human papillomavirus infections and related diseases in the Asia Pacific region. Vaccine 26(12): 1-16.
6. Pirotta M, Ung L, Stein A et al (2009) The psychosocial burden of human papillomavirus related disease and screening interventions. Sex Transm Infect 85: 508-513.
7. Qi SZ, Wang SM, Shi JF et al (2016) Human papillomavirus-related psychosocial impact of patients with genital warts in China: A hospital-based cross-sectional study. BMC Public Health 14: 739.
8. Salah E (2014) Impact of multiple extragenital warts on quality of life in immune-competent Egyptian adults: A comparative cross-sectional study. Clin Cosmet Investig Dermatol 11: 289-295.
9. Schiffman M, Castle PE (2003) Human papillomavirus: Epidemiology and public health. Arch Pathol Lab Med 127: 930-934.
10. Shi JF, Kang DJ, Qi SZ et al (2012) Impact of genital warts on health related quality of life in men and women in mainland China: A multicenter hospital-based cross-sectional study. BMC Public Health 12: 153.