Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân áp xe gan điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Thị Huyền Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thị Ánh Tuyết Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Anh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mai Thanh Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Áp xe gan, đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và vi sinh vật học

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vi sinh vật học ở bệnh nhân áp xe gan tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 196 bệnh nhân áp xe gan được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời gian từ tháng 01/2018 đến tháng 8/2023. Kết quả: Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 57,8 ± 16,0; tỉ lệ nam/nữ là 3,1/1. Bệnh kèm theo thường gặp là đái tháo đường (28,1%), tăng huyết áp (14,3%), sỏi mật (7,8%). Yếu tố nguy cơ dịch tễ trong quần thể nghiên cứu: Không tẩy giun định kỳ (99%), ăn rau sống (49%), ăn gỏi sống (44,9%). Tam chứng Fontan điển hình gặp ở 26% số bệnh nhân. Bên cạnh đó, trong 196 bệnh nhân, 57,15% có thiếu máu, 70,9% có tăng số lượng bạch cầu (trong đó tăng tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính 73% và số lượng bạch cầu ưa acid tăng 26,0%); 56/57 bệnh nhân (98,2%) có tăng procalcitonin. Ổ áp xe được phát hiện bằng chẩn đoán hình ảnh: Chủ yếu gan phải (74,0%), một ổ đơn độc (82,6%), kích thước trung bình là 63,3 ± 29,1, ổ lớn nhất có kích thước 172mm. Có 63 bệnh nhân phân lập mọc vi khuẩn, trong đó Klebsiella chiếm tỉ lệ cao nhất (80,9%), E. coli (7,9%). Kết luận: Áp xe gan là bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính, thường gặp ở đối tượng cao tuổi, có bệnh nền, nam giới, có liên quan trực tiếp tới thói quen sinh hoạt không hợp vệ sinh. Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn Gram âm; Và chẩn đoán hình ảnh là phương tiện chẩn đoán hữu hiệu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lardière-Deguelte S, Ragot E, Amroun K et al (2015) Hepatic abscess: Diagnosis and management. J Visc Surg 152(4): 23-243.
2. Kaplan GG, Gregson DB, and Laupland KB (2004) Population-based study of the epidemiology of and the risk factors for pyogenic liver abscess. Clin Gastroenterol Hepatol 2(11): 103-1038.
3. Hồ Đặng Đăng Khoa, Chung Hoàng Phương, và Nguyễn Văn Hải (2013) Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị áp xe gan. Y Học TP Hồ Chí Minh, 17(6): 172-179.
4. Kuo SH, Lee YT, Li CR et al (2013) Mortality in Emergency Department Sepsis score as a prognostic indicator in patients with pyogenic liver abscess. Am J Emerg Med 31(6): 916-921.
5. Serraino C, Elia C, Bracco C et al (2018) Characteristics and management of pyogenic liver abscess: A European experience. Medicine (Baltimore) 97(19).
6. Losie JA, Lam JC, Gregson DB et al (2021) Epidemiology and risk factors for pyogenic liver abscess in the Calgary Health Zone revisited: A population-based study. BMC Infect Dis 21(1).
7. Đào Đức Tiến, Trần Hà Hiếu, và Trần Văn Hiền (2022) Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân áp xe gan do vi khuẩn điều trị tại Bệnh viện Quân y 175. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 17: 72-77.
8. Đoàn Anh Vũ (2018) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh áp xe gan bằng phương pháp nội khoa hoặc chọc hút mủ tại Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ và Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2016-2017. Tạp chí y dược học Cần Thơ, 13-14, 54-62.
9. Hà Khắc Trung (2014) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của áp xe gan do vi khuẩn tại Khoa Tiêu hóa-Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội.
10. Lee HL, Lee HC, Guo HR et al (2004) Clinical significance and mechanism of gas formation of pyogenic liver abscess due to Klebsiella pneumoniae. J Clin Microbiol, 42(6): 2783-2785.
11. Wang JH, Liu YC, Lee SSJ et al (1998) Primary liver abscess due to Klebsiella pneumoniae in Taiwan. Clin Infect Dis 26(6): 1434-1438.