Đánh giá kết quả dài hạn điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn bằng năng lượng sóng có tần số radio với ống thông CR45i

  • Đinh Quang Huy Bệnh viện Tim Hà Nội
  • Phạm Thái Giang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Điện Biên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Suy tĩnh mạch, năng lượng sóng có tần số radio, tái thông

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả dài hạn điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn bằng năng lượng sóng có tần số radio với ống thông CR45i. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang và theo dõi dọc được thực hiện trên 232 bệnh nhân (BN) với 352 chân bị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính biểu hiện bởi dòng trào ngược > 0,5 giây trên siêu âm Doppler và có phân độ lâm sàng từ C2 đến C6, được điều trị bằng năng lượng sóng có tần số radio tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 6 năm 2022. Các BN được hỏi bệnh, khám lâm sàng, siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới, can thiệp dưới hướng dẫn siêu âm và theo dõi đánh giá đến 18 tháng sau can thiệp. Kết quả: Triệu chứng cơ năng giảm rõ rệt sau 1 tháng và duy trì kéo dài đến 18 tháng sau can thiệp. Phân độ CEAP sau can thiệp cải thiện rõ từ C2-C6 còn chủ yếu C0-C1. Điểm VCSS giảm từ 7,9 ± 1,4 trước can thiệp còn 1,1 ± 0,8 sau 18 tháng (p<0,001); điểm CIVIQ-20 giảm từ 44,5 ± 3,9 trước can thiệp còn 20,6 ± 2 sau 18 tháng (p<0,001). Sau 18 tháng theo dõi có 20 trường hợp (5,7%) tái thông lòng mạch sau can thiệp; tỉ lệ thành công của thủ thuật là 94,3%. Các biến chứng chủ yếu sau can thiệp là đau căng cơ (23,9%), bầm tím (7,1%). Sau 18 tháng theo dõi có 14 trường hợp (3,9%) EHIT xuất hiện. Kết luận: Điều trị suy tĩnh mạch hiển lớn bằng năng lượng sóng có tần số radio là an toàn và hiệu quả khi theo dõi dài hạn đến 18 tháng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Narbutt J, Bowszyc - Dmochowska M, Kapińska-Mrowiecka M et al (2018) Chronic venous insufficiency-epidemiology, classification and clinical picture. Diagnostic and therapeutic recommendations of the Polish Dermatological Society. Part I. Dermatology Review/Przegląd Dermatologiczny 105(4): 473-485.
2. Gao RD, Qian SY, Wang HH et al (2022) Strategies and challenges in treatment of varicose veins and venous insufficiency. World J Clin Cases 10(18): 5946-5956.
3. Khilnani NM, Grassi CJ, Kundu S et al (2010) Multi-society consensus quality improvement guidelines for the treatment of lower-extremity superficial venous insufficiency with endovenous thermal ablation from the Society of Interventional Radiology, Cardiovascular Interventional Radiological Society of Europe, American College of Phlebology and Canadian Interventional Radiology Association. Journal of vascular and interventional radiology: JVIR 21(1): 14-31.
4. Spiliopoulos S, Theodosiadou V, Sotiriadi A et al (2014) Endovenous ablation of incompetent truncal veins and their perforators with a new radiofrequency system. Mid-term outcomes. Vascular 23(6): 592-598.
5. Merchant RF, Pichot O (2005) Long-term outcomes of endovenous radiofrequency obliteration of saphenous reflux as a treatment for superficial venous insufficiency. J Vasc Surg 42(3): 502-510.
6. Lê Duy Thành (2021) Kết quả điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính bằng sóng có tần số radio tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 17 (7).
7. Nguyễn Thị Vân Anh (2014) Đánh giá hiệu quả sớm điều trị suy tĩnh mạch mãn tính chi dưới bằng sóng có tần số radio. Luận văn thạc sĩ.
8. Jin HY, Ohe HJ, Hwang JK et al (2017) Radiofrequency ablation of varicose veins improves venous clinical severity score despite failure of complete closure of the saphenous vein after 1 year. Asian J Surg 40(1): 48-54.
9. Choi JH, Park HC, Joh JH (2013) The occlusion rate and patterns of saphenous vein after radiofrequency ablation. J Korean Surg Soc 84(2): 107-113.