Giá trị tiên lượng tử vong của một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng trong đa chấn thương

  • Ngô Đình Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Chí Tâm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thái Cường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hồ Nam Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Nam Khánh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Thị Huyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Thị Nga Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lưu Xuân Huân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trịnh Thị Lan Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thùy Dung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Đa chấn thương, điểm ISS, nồng độ lactate máu

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định giá trị tiên lượng tử vong của một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng trong đa chấn thương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả các trường hợp đa chấn thương điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2023 đến tháng 8/2023. Kết quả: Có 95 bệnh nhân đa chấn thương nhập viện, tuổi trung bình là 36,7 ± 17,2, nam giới chiếm 83,2%, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông. Tỷ lệ tử vong là 27,4%, trong đó nhóm tử vong gặp nhiều tổn thương sọ não, cột sống cổ và hàm mặt, trong khi ít gặp tổn thương vùng bụng hơn nhóm sống. Điểm ISS (Injury Severity Score) và nồng độ lactate máu có giá trị độc lập tiên lượng tử vong. Điểm cắt ISS là 40 điểm, tiên lượng tử vong với độ nhạy là 57,7% và độ đặc hiệu 91,3%. Tại điểm cắt nồng độ lactate 3,9ng/ml, tiên lượng tử vong với độ nhạy 80,8% và độ đặc hiệu 60,9%. Kết luận: Đa chấn thương hay gặp ở nam giới trẻ tuổi, tỉ lệ tử vong còn cao. Những bệnh nhân có điểm ISS cao, nồng độ lactate máu tăng, tổn thương vùng đầu mặt cổ có nguy cơ tử vong cao hơn. Điểm ISS và lactate máu có giá trị độc lập tiên lượng tử vong.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2021) Health topics-injury. World Health Organization.
2. Pape HC, Lefering R, Butcher N et al (2014) The definition of polytrauma revisited: An international consensus process and proposal of the new Berlin definition. J Trauma Acute Care Surg 77 (5): 780-786.
3. Civil ID, Schwab CW (1988) The Abbreviated Injury Scale, 1985 revision: A condensed chart for clinical use. J Trauma 28(1): 87-90.
4. American College of Surgeons Committee on T (2018) Advanced trauma life support: Student course manual. Tenth edition, American College of Surgeons Chicago 391: 28.
5. Ringburg AN, Polinder S, van Ierland MC, Steyerberg EW, van Lieshout EM, Patka P, van Beeck EF, Schipper IB (2011) Prevalence and Prognostic Factors of Disability After Major Trauma. J Trauma 70(4): 916-922.
6. Darbandsar Mazandarani P, Heydari K, Hatamabadi H, Kashani P, Jamali Danesh Y (2016) Acute Physiology and Chronic Health Evaluation (APACHE) III Score compared to Trauma-Injury Severity Score (TRISS) in Predicting Mortality of Trauma Patients. Emerg (Tehran) 4 (2): 88-91.
7. van Breugel JMM, Niemeyer MJS, Houwert RM, Groenwold RHH, Leenen LPH, van Wessem KJP (2020) Global changes in mortality rates in polytrauma patients admitted to the ICU-a systematic review. World Journal of Emergency Surgery 15(1): 55.
8. Barrie J, Jamdar S, Iniguez MF et al (2018) Improved outcomes for hepatic trauma in England and Wales over a decade of trauma and hepatobiliary surgery centralisation. Eur J Trauma Emerg Surg 44 (1): 63-70.
9. Phạm Mạnh Cường , Hồ Hữu Phức (2023) Cập nhật một số vấn đề về sinh lý bệnh và chiến lược xử trí đa chấn thương hiện nay. Tạp chí Y dược học Quân sự số 1, tr. 63-78.
10. Vũ Duy, Lâm Việt Trung (2017) Nghiên cứu đánh giá tiên lượng của bệnh nhân đa chấn thương bằng thang điểm ISS. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế 7(2), tr. 16-19.
11. Jyoti D, Kumar A, Halim T et al (2022) The Association Between Serum Lactate Concentration, Base Deficit, and Mortality in Polytrauma Patients as a Prognostic Factor: An Observational Study. Cureus 14(8): 28200.