Điều chế kháng thể kháng nhân gắn đồng vị phóng xạ 99mTc-ANA: Tác nhân tiềm năng để chụp hình các khối ung thư

  • Nguyễn Thị Khánh Giang Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt
  • Nguyễn Thị Ngọc Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt
  • Nguyễn Thanh Bình Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt
  • Đặng Hồ Hồng Quang Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt
  • Nguyễn Thanh Nhàn Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt
  • Nguyễn Lê Thư Trúc Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt
  • Phạm Thành Minh Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt
  • Nguyễn Thị Thu Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt
  • Nguyễn Thu Minh Châu Đại học Y Hà Nội
  • Huỳnh Thị Vân Khánh Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Kháng thể kháng nhân, dược chất phóng xạ, 99mTc-kháng thể

Tóm tắt

Mục tiêu: Báo cáo này mô tả quá trình nghiên cứu đánh dấu kháng thể kháng nhân (ANA) với đồng vị phóng xạ 99mTc để điều chế phức hợp phóng xạ 99mTc-ANA. Dựa vào đặc tính sinh học của ANA, là khả năng đi vào nhân và gắn với các kháng nguyên nhân, hợp chất 99mTc-ANA được nghiên cứu để thành thuốc phóng xạ. Đối tượng và phương pháp: ANA được gắn với 99mTc bằng phương pháp đánh dấu trực tiếp, dùng thiếc clorua làm chất khử. Ảnh hưởng của hàm lượng các chất tham gia phản ứng, pH và thời gian phản ứng được kháo sát. Phức hợp 99mTc-ANA được kiểm tra độ tinh khiết hoá phóng xạ, độ ổn định bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng. Kết quả: Hiệu suất đánh dấu điều chế 99mTc-ANA đạt hơn 98% với hàm lượng kháng thể là 100mg và hoạt độ phóng xạ của 99mTc là 5,0mCi, pH 7,4, thời gian 15 phút ở nhiệt độ phòng. 99mTc-ANA có độ tinh khiết hóa phóng xạ trên 98% và ổn định trong 24 giờ. Kết luận: 99mTc-ANA thu được đạt các yêu cầu để dùng trong các nghiên cứu tiếp theo, và có tiềm năng ứng dụng trong chụp hình các khối u đặc.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Gordon RE, Jennifer FN, Sanjaya S et al (2020) Harnessing SLE autoantibodies for intracellular delivery of biologic therapeutics. Trends Biotechnol 39: 298-231. http://doi:10.1016/j.tibtech.2020.07.003.
2. Li H, Zheng Y, Chen L & Lin S (2022) High titers of antinuclear antibody and the presence of multiple autoantibodies are highly suggestive of systemic lupus erythematosus. Nature Scientific Reports 12: 1687. https://doi.org/10.1038/s41598-022-05807-6.
3. Noble PW, Chan G, Hansen JE et al (2015) Optimizing a lupus autoantibody for targeted cancer therapy. Cancer research 75: 2285-2291, http://doi:10.1158/0008-5472.CAN-14-2278.
4. Hansen JE, Chan G, Liu Y (2012) Targeting cancer with a lupus autoantibody. Sci. Transl. Med 4(57): 142.
5. Larson SM, Carrasquillo JA, Cheung NKV, Press O (2015) Radioimmunotherapy of human tumours. Nature Rev. Cancer 15: 347-360 http://doi: 10.1038/nrc3925.
6. Tan H, Zhou J, Yang X, Abudupataer M, Li X, Hu Y, Xiao J, Shi H, Cheng D (2017) 99mTc-labeled bevacizumab for detecting atherosclerotic plaque linked to plaque neovascularization and monitoring antiangiogenic effects of atorvastatin treatment in ApoE-/- mic. Nature Scientific Reports 7: 3504.
7. SARCAN ET, & ÖZER Y (2023) Monoclonal antibodies and immuno-PET imaging: An overview. J. Pharm. Sci. 48(1): 165-182, Doi:10.55262/fabadeczacilik.117202.