Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u lành tính tuyến mang tai tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ năm 2020 đến năm 2023

  • Đàm Thanh Mai Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
  • Nguyễn Công Hoàng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
  • Hoàng Minh Cương Đại học Y Dược Thái Nguyên

Main Article Content

Keywords

U tuyến nước bọt mang tai, lành tính, phẫu thuật, đặc điểm lâm sàng

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u lành tính tuyến mang tai tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Gồm 35 bệnh nhân u lành tính tuyến nước bọt mang tai được phẫu thuật tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 01/2020 đến tháng 7/2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả lâm sàng hồi cứu kết hợp tiến cứu. Kết quả: Tuổi trung bình: 54,5 ± 16; nam/nữ = 1,69/1; 100% triệu chứng cơ năng đến khám là khối u 1 bên vùng mang tai. Thời gian xuất hiện u cho đến khi vào viện trong khoảng 12 tháng-60 tháng chiếm 68,8%. U ở thùy nông chiếm đa số 29/35 bệnh nhân. Xét nghiêm tế bào học trước mổ và mô bệnh học sau mổ có sự tương đồng với kết quả u tuyến đa hình gặp nhiều nhất, sau đó là u warthin. Kết luận: U lành tính tuyến mang tai thường xuất hiện ở tuổi trung niên, gặp ở nam nhiều hơn nữ. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu xuất hiện khối u vùng mang tai. Kết quả siêu âm, tế bào trước mổ, mô bệnh học sau mổ có vai trò quan trọng trong chẩn đoán xác định u là lành tính.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2015) Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật u lành tính tuyến mang tai có sử dụng dao siêu âm. CN Tai mũi họng.
2. Trần Quang Long (2006) Bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật u tuyến mang tai và các biến chứng tại Bệnh viện Tai mũi họng trung ương (Từ tháng 1/2004 đến tháng 8/2006). CN Tai Mũi Họng.
3. Vũ Trung Lương (2001) U lành tính tuyến nước bọt mang tai và tình hình điều trị tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương từ tháng 1/1999 đến tháng 6/2001. CN Tai mũi họng.
4. Lê Văn Quang (2013) Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u biểu mô lành tính tuyến mang tai từ 2009-2013.
5. Hàn Thị Vân Thanh (2001) Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai ở Bệnh viện K từ 1996-2001. CN Ung thư
6. Cannon CR, Replogle WH, Schenk MP (2004) Facial nerve in parotidectomy: A topographical analysis. The Laryngoscope 114(11): 2034-2037.
7. Gaillard C, Périé S, Susini B et al (2005) Facial nerve dysfuntion after parotidectomy: The role of local factor. The Laryngoscope 115 (2): 287-291.
8. Ştefănescu EH, Mogoantă CA, Căluianu EI, Predescu OI, Florou C, Chercotă V, Iovănescu G (2022) Benign tumors of the superficial lobe of the parotid gland. Rom J Morphol Embryol 63(3): 563-567.
9. Suzuki S, Bandoh N, Goto T, Kubota A, Uemura A, Kono M, Sato R, Takeda R, Sakaue S, Yamaguchi-Isochi T, Nishihara H, Takei H, Harabuchi Y (2022) A retrospective study of parotid gland tumors at a single institution. Oncol Lett 24(1): 207-218.