Hiệu quả của mifepristone phối hợp với misoprostol trong đình chỉ thai nghén 13 tuần đến 22 tuần ở thai phụ chưa có con

  • Vũ Văn Du Bệnh viện Phụ sản Trung ương
  • Phạm Thị Yến Bệnh viện Phụ sản Trung ương
  • Lê Thanh Tùng Bệnh viện Phụ sản Trung ương
  • Lê Thị Ngọc Hương Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Main Article Content

Keywords

Đình chỉ thai nghén, mifepristone và misoprostol, 13 đến 22 tuần, chưa có con

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số đặc điểm và hiệu quả của mifepristone phối hợp với misoprostol trong đình chỉ thai nghén 13 tuần đến 22 tuần. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tổng số 75 thai phụ đủ tiêu chuẩn. Kết quả: Tỷ lệ sảy thai là 100%, tỷ lệ sẩy thai cao nhất là sau khi dùng 3 liều misoprostol (37,33%), thời gian sảy thai trung bình 8,18 ± 4,07 (giờ), tỷ lệ can thiệp buồng tử cung 20%. Kết luận: Đình chỉ thai nghén 13 tuần đến 22 tuần sử dụng phác đồ mifepristone phối hợp với misoprostol hiệu quả cao. Trong đó, nhóm thai (19-22 tuần) yêu cầu liều lượng thuốc cao hơn và thời gian sảy thai cũng kéo dài hơn so với nhóm thai (13-18 tuần).

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Lan Hương (2012) Nghiên cứu hiệu quả phá thai từ 13 đến 22 tuần của Misoprostol đơn thuần và mifepristone kết hợp misoprostol. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
2. Vũ Văn Khanh (2017) Một số đặc điểm của phụ nữ sử dụng Mifepristone phối hợp Misoprostol để kết thúc thai nghén từ 10 đến 20 tuần tuổi tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam, 461(1).
3. Vũ Văn Khanh (2016) Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn khi sử dụng mifepristone phối hợp với misoprostol để kết thúc thai nghén cho thai từ 10 đến 20 tuần tuổi tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Oanh (2010) Nghiên cứu hiệu quả, độ an toàn và sự chấp nhận phương pháp phá thai từ 49 đến 56 ngày bằng mifepristone và misoprostol tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2023) Tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên giảm. ZingNews.vn,, accessed: 05/11/2023.
6. Nguyễn Mạnh Trí (2005) Nghiên cứu về độ dài cổ tử cung trong thời kỳ thai nghén và ý nghĩa tiên lượng dọa đẻ non. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
7. Feldman DM, Borgida AF, Rodis JF et al (2003) A randomized comparison of two regimens of misoprostol for second-trimester pregnancy termination. Am J Obstet Gynecol 189(3): 710-713.
8. Sedgh G, Bearak J, Singh S et al (2016) Abortion incidence between 1990 and 2014: Global, regional, and subregional levels and trends. Lancet 388(10041): 258-267.
9. Nayak AK, Mishra S, Mishra S et al (2023) Randomised control study of misoprostol and mifepristone versus misoprostol alone in second trimester termination of pregnancy. The Journal of Obstetrics and Gynecology of India.
10. Pradhan MR and Saikia D (2023) Patterns and correlates of post-abortion complications in India. BMC Women’s Health 23(1): 97.
11. Sharma N and Singh AS (2017) Different time schedules of mifepristone and misoprostol in second trimester medical abortion: A comparative study. Journal of Midwifery and Reproductive Health 5(3): 930-934.