Nghiên cứu gây mê bằng propofol kiểm soát nồng độ đích dưới hướng dẫn của chỉ số lưỡng phổ (BIS) trong mổ tim mở

  • An Hải Toàn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Kiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đoàn Ngọc Thiệu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Đức Hưng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Việt Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thanh Tú Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Bispectral, độ sâu gây mê, mổ tim mở

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định nồng độ đích của propofol tại não (Ce-propofol) dưới hướng dẫn của chỉ số BIS ở các giai đoạn trước, trong và sau chạy tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT). Đối tượng và phương pháp: 56 bệnh nhân từ 18 tuổi có chỉ định thay van tim theo kế hoạch được gây mê bằng propofol kiểm soát nồng độ đích dưới hướng dẫn của chỉ số BIS, ghi nhận giá trị Ce duy trì trong các giai đoạn để đạt giá trị BIS trong khoảng 40-60. Kết quả: Giá trị Ce-propofol trong giai đoạn trước chạy THNCT 2,08 ± 0,50μg/ml, trong giai đoạn chạy THNCT 1,37 ± 0,25μg/ml, trong giai đoạn sau chạy THNCT 1,60 ± 0,23μg/ml. Kết luận: Nồng độ đích tại não của propofol dựa theo chỉ số BIS trong giai đoạn trước chạy THNCT còn cao hơn có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn trong và sau chạy THNCT.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Quốc Kính (2011) Đánh giá độ mê bằng BIS ở bệnh nhân mổ tim hở. Tạp chí Y học thực hành, 7 (774), tr. 137-140.
2. Nguyễn Thị Quý (2012) Một vài nhận xét ban đầu trong việc theo dõi độ sâu gây mê trong phẫu thuật tim hở với BIS SPECTRAL. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16 (2), tr. 28-36.
3. Nguyễn Văn Minh (2020) Nghiên cứu biến đổi nồng độ đích tại não của Propofol dựa theo điện não số hóa Entropy trong gây mê phẫu thuật van tim. Tạp chí Y học lâm sàng, 61, tr. 88-95.
4. Vũ Thị Thục Phương (2009) Sơ bộ đánh giá các yếu tố liên quan đến chậm rút nội khí quản sau phẫu thuật van hai lá tại Bệnh viện tim Hà Nội. Tạp chí Y học thực hành, 2, tr. 644-645.
5. Mathew PJ, Puri GD, Dhaliwal RS (2009) Propofol requirement titrated to bispectral index: A comparison between hypothermic and normothermic cardiopulmonary bypass. Perfusion 24(1): 27-32.
6. Chiu CL, Ong G, Majid AA (2007) Impact of bispectral index monitoring on propofol administration in patients undergoing cardiopulmonary bypass. Anaesth Intensive Care 35(3): 342-347.
7. Hoàng Văn Bách (2012) Nghiên cứu điều chỉnh độ mê bằng điện não số hoá, nồng độ đích trong huyết tương và nồng độ phế nang tối thiếu của thuốc mê. Luận án tiến sĩ y học, Viện Nghiên cứu Khoa học Y dược học lâm sàng 108.
8. Bauer M, Wilhelm W, Kraemer T, Kreuer S, Brandt A, Adams HA, Hoff G, Larsen R (2004) Impact of bispectral index monitoring on stress response and propofol consumption in patients undergoing coronary artery bypass surgery. Anesthesiology 101(5): 1096-1104.
9. Barbosa RA, Santos SR, White PF, Pereira VA, Silva Filho CR, Malbouisson LM, Carmona MJ (2009) Effects of cardiopulmonary bypass on propofol pharmacokinetics and bispectral index during coronary surgery. Clinics (Sao Paulo) 64(3): 215-221.
10. Kabukcu HK, Sahin N, Ozkaloglu K, Golbasi I, Titiz TA (2016) Bispectral index monitoring in patients undergoing open heart surgery. Braz J Cardiovasc Surg 31(2): 178-182.