Tổn thương mật tụy trong bệnh liên quan đến IgG4: Hai trường hợp lâm sàng

  • Nguyễn Anh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Thái Doãn Kỳ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Thái Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Mạnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tiến Thịnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Lâm Tùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Văn Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mai Thanh Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Bệnh liên quan đến IgG4, viêm tụy tự miễn, viêm xơ đường mật liên quan IgG4

Tóm tắt

Bệnh liên quan đến IgG4 (IgG4-RD - Immunoglobulin G4- related disease) là một tình trạng viêm xơ do miễn dịch trung gian tế bào, tổn thương có thể xuất hiện ở hầu hết các cơ quan. Hai trường hợp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào viện với tình trạng viêm tụy, tắc mật được chẩn đoán bệnh liên quan IgG4 thông qua chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm IgG4 huyết thanh và giải phẫu bệnh. Bệnh nhân thứ nhất: Nam giới, 58 tuổi, tiền sử phẫu thuật cắt u túi mật và dẫn lưu nang giả tụy, nhập viện vì tắc mật, viêm tụy tái phát nhiều lần. CT/MRI có hình ảnh tụy to hình “xúc xích”, IgG4 huyết thanh tăng cao, giải phẫu bệnh điển hình với bệnh liên quan IgG4. Bệnh nhân cải thiện rõ các triệu chứng sau khi điều trị corticoid. Bệnh nhân thứ hai: Nam giới, 77 tuổi, tiền sử viêm tụy nhiều lần, vào viện với tình trạng tắc mật, viêm tụy lần thứ 3 trong 2 tháng. CT bụng có hình ảnh tụy to hình “xúc xích”, viêm dày thành đường mật, xét nghiệm IgG4 huyết thanh tăng cao. Bệnh nhân được chẩn đoán IgG4-RD và cải thiện hoàn toàn tình trạng tắc mật sau khi điều trị corticoid. IgG4-RD thường gặp ở nam giới, tuổi từ 60-70 tuổi, có bệnh cảnh đa dạng, thường chẩn đoán nhầm với những bệnh lý thường gặp. Những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ cần làm thêm các xét nghiệm sâu hơn để chẩn đoán đúng bệnh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hamano H, Kawa S, Horiuchi A, Unno H, Furuya N, Akamatsu T et al (2001) High serum IgG4 concentrations in patients with sclerosing pancreatitis. N Engl J Med 344(10): 732-738.
2. Khosroshahi A, Stone JH (2011) IgG4-related systemic disease: the age of discovery. Curr Opin Rheumatol 23(1): 72-73.
3. Stone JH, Zen Y, Deshpande V (2012) IgG4-related disease. N Engl J Med 366(6): 539-51.
4. Umehara H, Okazaki K, Masaki Y, Kawano M, Yamamoto M, Saeki T et al (2012) A novel clinical entity, IgG4-related disease (IgG4RD): General concept and details. Mod Rheumatol 22(1): 1-14.
5. Wallace ZS, Deshpande V, Mattoo H, Mahajan VS, Kulikova M, Pillai S et al (2015) IgG4-related disease: Clinical and laboratory features in one hundred twenty-five patients. Arthritis Rheumatol 67(9): 2466-2475.
6. Khosroshahi A, Stone JH (2011) A clinical overview of IgG4-related systemic disease. Curr Opin Rheumatol 23(1): 57-66.
7. Beyer G, Schwaiger T, Lerch MM, Mayerle J (2014) IgG4-related disease: A new kid on the block or an old aquaintance? United European Gastroenterol J 2(3): 165-72.
8. Kawano M, Mizushima I, Yamada K, Taniguchi Y, Saeki T (2015) IgG4-related kidney disease. Diagnosis and treatment. Nihon Rinsho Meneki Gakkai Kaishi 38(1): 8-16.
9. Lang D, Zwerina J, Pieringer H (2016) IgG4-related disease: Current challenges and future prospects. Ther Clin Risk Manag 12:189-99.
10. Deshpande V, Zen Y, Chan JK, Yi EE, Sato Y, Yoshino T et al (2012) Consensus statement on the pathology of IgG4-related disease. Mod Pathol 25(9): 1181-1192.
11. Umehara H, Okazaki K, Kawa S, Takahashi H, Goto H, Matsui S et al (2021) The 2020 revised comprehensive diagnostic (RCD) criteria for IgG4-RD. Mod Rheumatol 31(3): 529-533.
12. Chari ST, Smyrk TC, Levy MJ, Topazian MD, Takahashi N, Zhang L et al (2006) Diagnosis of autoimmune pancreatitis: The Mayo Clinic experience. Clin Gastroenterol Hepatol 4(8): 1010-1016; quiz 934.
13. Kawa S, Kamisawa T, Notohara K, Fujinaga Y, Inoue D, Koyama T et al (2020) Japanese Clinical Diagnostic Criteria for Autoimmune Pancreatitis, 2018: Revision of Japanese Clinical Diagnostic Criteria for Autoimmune Pancreatitis, 2011. Pancreas. 2020;49(1):e13-e4.
14. Shimosegawa T, Chari ST, Frulloni L, Kamisawa T, Kawa S, Mino-Kenudson M et al (2011) International consensus diagnostic criteria for autoimmune pancreatitis: Guidelines of the International Association of Pancreatology. Pancreas 40(3): 352-358.
15. Lopez-Serrano A, Crespo J, Pascual I, Salord S, Bolado F, Del-Pozo-Garcia AJ et al (2016) Diagnosis, treatment and long-term outcomes of autoimmune pancreatitis in Spain based on the International Consensus Diagnostic Criteria: A multi-centre study. Pancreatology 16(3): 382-390.