Vai trò chụp cắt lớp vi tính pha muộn trong đánh giá nốt phổi đơn độc ở bệnh nhân điều trị phẫu thuật

  • Hoàng Văn Lương Bệnh viện Phổi Trung ương

Main Article Content

Keywords

Tổn thương dạng u ở phổi

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định vai trò của chụp cắt lớp vi tính đa dãy có tiêm thuốc cản quang pha muộn trong đánh giá nốt phổi đơn độc. Đối tượng và phương pháp: 91 bệnh nhân có nốt phổi đơn độc trên phim cắt lớp vi tính được chẩn đoán xác định bằng kết quả mô bệnh học sau phẫu thuật tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2022. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình 56,3 ± 12,1 tuổi. Nhóm tuổi hay gặp nhất 50-69 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ ~ 1,2:1. Nốt lành tính 25,3%, nốt ác tính 74,7%. Nốt hình bầu dục 67,0%, hình tròn 23,1%, đa cung 5,5% và vô định hình 4,4%. Nốt đặc 83,5%, nốt bán đặc 14,3%, nốt kính mờ hoàn toàn 2,2%. Những nốt tròn có tỷ lệ lành tính cao hơn các dạng nốt khác, trong khi những nốt vô định hình hoặc bờ đa cung thì tỷ lệ ác tính là chủ yếu (75% và 100,0%). Kích thước trung bình 20,4 ± 5,1mm, trong đó nốt có kích thước trung bình từ 15-30mm phần lớn ác tính. Đa số nốt ác tính ngấm thuốc mạnh (59,3%). Phương pháp chụp cắt lớp vi tính đa dãy pha muộn có độ nhạy 92,6%, độ đặc hiệu 86,9%, và độ chính xác 91,2%. Kết luận: Phương pháp chụp cắt lớp vi tính đa dãy có tiêm thuốc cản quang pha muộn có giá trị cao trong chẩn đoán phân biệt một nốt phổi lành hay ác tính.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Công Minh (2009) Vai trò của phẫu thuật nội soi cắt nốt phổi đơn độc và những ứng dụng chỉ định mới tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương trong 10 năm (2000-2009). Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 13, tr. 134-142.
2. Webb WR, Higgins SB (2017) Thoracic Imaging: Pulmonary and Cardiovascular radiology. Philadelphia, PA 19106 USA.
3. Yang L, Zhang Q, Bai L (2017) Assessment of the cancer risk factors of solitary pulmonary nodules. Oncotarget 8(17): 29318-29327.
4. Elena GG, Juan José AJ, José SP (2018) Best protocol for combined contrast-enhanced thoracic and abdominal CT for lung cancer: A single-institution randomized crossover clinical trial. American Journal of Roentgenology 210: 1226-1234.
5. Feng G, Ming L, Yingli S, Li X, Yanqing H (2017) Diagnostic value of contrast-enhanced CT scans in identifying lung adenocarcinomas manifesting as GGNs (ground glass nodules). Medicine (Baltimore) 96(43).
6. Soardi GA, Simone P, Motton M (2015) Assessing probability of malignancy in solid solitary pulmonary nodules with a new Bayesian calculator: improving diagnostic accuracy by means of expanded and updated features. Eur Radiol 25: 155-162.
7. Dabrowska M, Krenke R, Korczynski P, Maskey WM, Zukowska M et al (2015) Diagnostic accuracy of contrast-enhanced computed tomography and positron emission tomography with 18-FDG in identifying malignant solitary pulmonary nodules. Medicine (Baltimore) 94(15): 666.
8. Winer-Muram HT (2006) The solitary pulmonary nodule. Radiology 239(1): 34-49.
9. Korst RJ, Kansler AL, Port JL, Lee PC, Altorki NK (2006) Accuracy of surveillance computed tomography in detecting recurrent or new primary lung cancer in patients with completely resected lung cancer. Ann Thorac Surg 82(3): 1009-1015; discussion 1015.
10. Seemann MD, Staebler A, Beinert T, Dienemann H (1999) Usefulness of morphological characteristics for the differentiation of benign from malignant solitary pulmonary lesions using HRCT. Eur Radiol 9(3): 409-417.