Tỷ lệ nhiễm nấm và chủng vi nấm ở móng bệnh nhân vảy nến

  • Phạm Thành Trung Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột
  • Nguyễn Tất Thắng Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Thị Hồng Chuyên Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Vảy nến

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm nấm, chủng vi nấm và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân vảy nến có tổn thương móng đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 61 bệnh nhân vảy nến có tổn thương móng. Tác nhân vi nấm được xác định bằng phương pháp PCR. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm vi nấm ở bệnh nhân vảy nến có tổn thương móng là 77%, tình trạng nhiễm vi nấm có liên quan với mức độ nặng của tổn thương móng tính bằng điểm NAPSI (p=0,02). Tác nhân vi nấm thường gặp nhất là vi nấm hạt men (70,2%), các nhóm vi nấm khác bao gồm: Vi nấm sợi tơ (6,4%), vi nấm mốc (10,6%) và nhiễm hỗn hợp vi nấm (12,8%). Kết luận: Tình trạng nhiễm nấm trên bệnh nhân vảy nến có tổn thương móng có tần suất cao và việc nhiễm nấm có liên quan với mức độ tổn thương móng. Cần quan tâm tầm soát nhiễm nấm trên bệnh nhân vảy nến có tổn thương móng để điều trị toàn diện.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phạm Minh Hải (2019) Đặc điểm lâm sàng, vi nấm và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân nấm móng tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Parisi R, Symmons DP, Griffiths CE et al (2013) Global epidemiology of psoriasis: A systematic review of incidence and prevalence. J Invest Dermatol 133(2): 377-385.
3. Rigopoulos D, Papanagiotou V, Daniel R et al (2017) Onychomycosis in patients with nail psoriasis: A point to point discussion. Mycoses 60(1): 6-10.
4. Chaowattanapanit S, Pattanaprichakul P, Leeyaphan C et al (2018) Coexistence of fungal infections in psoriatic nails and their correlation with severity of nail psoriasis. Indian Dermatol Online J 9 (5): 314-317.
5. Kaçar N, Ergin S, Ergin C et al (2007) The prevalence, aetiological agents and therapy of onychomycosis in patients with psoriasis: A prospective controlled trial. Clin Exp Dermatol 32(1): 1-5.
6. Jendoubi F, Ben Lagha I, Rabhi F et al (2019) Nail involvement in psoriatic patients and association with onychomycosis: Results from a cross-sectional study performed in a military hospital in Tunisia. Skin Appendage Disord 5(5): 299-303.
7. Zisova L, Valtchev V, Sotiriou E et al (2012) Onychomycosis in patients with psoriasis a multicentre study. Mycoses 55(2): 143-147.
8. Grynszpan R, Barreiros G, do Nascimento Paixão M, et al (2021) Coexistence of onychomycosis and nail psoriasis and its correlation with systemic treatment. Mycoses 64(9): 1092-1097.
9. Romaszkiewicz A, Bykowska B, Zabłotna M et al (2018) The prevalence and etiological factors of onychomycosis in psoriatic patients. Postepy Dermatol Alergol 35(3): 309-313.
10. Tsentemeidou A, Vyzantiadis TA, Kyriakou A et al (2017) Prevalence of onychomycosis among patients with nail psoriasis who are not receiving immunosuppressive agents: Results of a pilot study. Mycoses 60(12): 830-835.