Đánh giá kết quả sử dụng kháng sinh dự phòng cefuroxime trong phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Trần Đức Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Việt Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phan Lê Nhật Long Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Hữu Đoàn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Hồng Quân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thanh Tùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Nam Khánh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Huyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tán sỏi thận qua da

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sử dụng cefuroxime là kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện TƯQĐ 108. Đối tượng và phương pháp: 56 bệnh nhân được tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ từ tháng 02/2022 đến tháng 02/2023 có chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng cefuroxim tại Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được sử dụng kháng sinh dự phòng là cefuroxim 750mg - 1,5g (tiêm 750mg với bệnh nhân < 70kg, tiêm 1,5g với bệnh nhân ≥ 70kg), tiêm tĩnh mạch một liều duy nhất trước mổ 30 phút. Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân không có nhiễm khuẩn niệu trên lâm sàng và cận lâm sàng, theo dõi 24 giờ sau mổ: Sốt, hội chứng đáp ứng viêm toàn thân, công thức máu, cấy khuẩn niệu. Kết quả: 24 giờ sau tán sỏi thận qua da (Percutaneous nephrolithotomy- PCNL) có 8 bệnh nhân bị sốt (14,3%), tỉ lệ bạch cầu máu (BC) tăng 45/54 (83,3%) (p=0,068). Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân có 2/56 (3,6%). Có 1/56 (1,8%) bệnh nhân cấy khuẩn niệu trong và sau mổ dương tính. 48/56 bệnh nhân được rút sonde tiểu và thông dẫn lưu thận sau 2 ngày, 8/56 bệnh nhân rút sonde tiểu và thông dẫn lưu thận > 3 ngày do sốt sau mổ. Thời gian mổ trung bình là 41,16 ± 17,14 (20-115) phút, ra viện sau 3,78 ± 1,1 ngày. Kết luận: Cefuroxim 750mg được dùng làm kháng sinh dự phòng, tiêm tĩnh mạch 1 mũi duy nhất trong tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ đạt kết quả không có nhiễm khuẩn sau mổ là 85,7%, có thể thay thế kháng sinh bao phủ phẫu thuật đối với bệnh nhân không có nhiễm khuẩn niệu, thời gian mổ ngắn không có tai biến trong mổ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Charton M, Vallancien G, Veillon B, Brisset JM (1986) Urinary tract infection in percutaneous surgery for renal calculi. J Urol 135(1): 15-177.
2. Doğan HS, Sahin A, Cetinkaya Y, Akdoğan B, Ozden E, Kendi S (2002) Antibiotic prophylaxis in percutaneous nephrolithotomy: prospective study in 81 patients. J Endourol 16(9): 649-653.
3. Sharifi Aghdas F, Akhavizadegan H, Aryanpoor A, Inanloo H, Karbakhsh M (2006) Fever after percutaneous nephrolithotomy: contributing factors. Surg Infect (Larchmt) 7(4): 367-371.
4. Darenkov AF, Derevianko II, Martov AG, Kotliarova GA, Kondrat'eva EM, Siniukhin VN (1994) [The prevention of infectious-inflammatory complications in the postoperative period in percutaneous surgical interventions in patients with urolithiasis]. Urol Nefrol (Mosk)(2): 24-26.
5. Fourcade RO (1990) Antibiotic prophylaxis with cefotaxime in endoscopic extraction of upper urinary tract stones: a randomized study. The Cefotaxime Cooperative Group. J Antimicrob Chemother. 26 Suppl A: 77-83.
6. Demirtas A, Yildirim YE, Sofikerim M, Kaya EG, Akinsal EC, Tombul ST, Ekmekcioglu O, Gulmez I (2012) Comparison of infection and urosepsis rates of ciprofloxacin and ceftriaxone prophylaxis before percutaneous nephrolithotomy: a prospective and randomised study. The Scientific World Journal. 2012.
7. Wolf JS Jr, Bennett CJ, Dmochowski RR, Hollenbeck BK, Pearle MS, Schaeffer AJ; Urologic Surgery Antimicrobial Prophylaxis Best Practice Policy Panel (2008) Best practice policy statement on urologic surgery antimicrobial prophylaxis. The Journal of urology 179(4): 12.
8. Seyrek M, Binbay M, Yuruk E, Akman T, Aslan R, Yazici O, Berberoglu Y, Muslumanoglu AY (2012) Perioperative prophylaxis for percutaneous nephrolithotomy: randomized study concerning the drug and dosage. J Endourol 26(11): 1431-1436.