Đặc điểm kĩ thuật của phẫu thuật nội soi ngực-bụng thay thực quản bằng ống cuốn dạ dày sau xương ức điều trị ung thư thực quản

  • Phạm Văn Hiệp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Anh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Cường Thịnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Phẫu thuật nội soi cắt thực quản

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm kĩ thuật, tính khả thi và an toàn của phẫu thuật nội soi ngực-bụng thay thực quản bằng ống cuốn dạ dày sau xương ức điều trị ung thư thực quản tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu, bao gồm 77 bệnh nhân (BN) ung thư thực quản (UTTQ) 1/3 giữa và 1/3 dưới được phẫu thuật nội soi ngực bụng thay thực quản bằng ống cuốn dạ dày đặt sau xương ức từ tháng 11/2018 đến tháng 11/2022. Các thông số về đặc điểm kỹ thuật của phẫu thuật được ghi nhận, phân tích bằng phần mềm SPSS 17.0. Kết quả: Tuổi trung bình là 57,49 ± 7,89 (39-75) tuổi. 100% BN là nam giới. 57,15% đặt ống nội khí quản (NKQ) 1 nòng. Nhóm sử dụng ống NKQ 1 nòng có tổng số hạch vét được và số hạch dọc dây thần kinh thanh quản quặt ngược (TKTQQN) trái vét được cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm sử dụng ống NKQ 2 nòng. 64,9% BN sử dụng ống cuốn dạ dày lớn. Số lượng BN sử dụng 2 stapler và 3 stapler làm ống cuốn chiếm đa số (89,6%). Có 10,4% BN được khâu tăng cường diện cắt. Không ghi nhận trường hợp nào chảy máu tại ống cuốn và rò ống cuốn sau mổ. Số BN làm miệng nối bằng máy nối tròn chiếm đa số (70,1%). Các trường hợp đặt miệng nối phía trên hõm ức chiếm tỉ lệ cao (76,6%). Đa số BN (87%) được làm đường hầm bằng nội soi. Có 7,8% BN xác định cửa vào đường hầm sai vị trí. Đường đi bị lệch trục là 13%. 12,98% BN có tai biến khi làm đường hầm, trong đó: 5,2% rách màng phổi, 2,6% rách màng ngoài tim, 3,9% chảy máu nhỏ, 1,3% đường hầm không đủ rộng. Kết luận: Phẫu thuật nội soi thay thực quản bằng ống cuốn dạ dày đặt sau xương ức có tính khả thi, an toàn, tỉ lệ tai biến khi làm đường hầm thấp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL et al (2021) Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin 71(3): 209-249.
2. Lagergren J, Bottai M, and Santoni G (2021) Patient age and survival after surgery for esophageal cancer. Ann Surg Oncol 28(1): 159-166.
3. Watanabe M, Toh Y, Ishihara R et al (2023) Comprehensive registry of esophageal cancer in Japan, 2015. Esophagus Off J Jpn Esophageal Soc 20(1): 1-28.
4. van Lanschot JJ, van Blankenstein M, Oei HY et al (1999) Randomized comparison of prevertebral and retrosternal gastric tube reconstruction after resection of oesophageal carcinoma. Br J Surg 86(1): 102-108.
5. Shu YS, Sun C, Shi WP et al (2013) Tubular stomach or whole stomach for esophagectomy through cervico-thoraco-abdominal approach: A comparative clinical study on anastomotic leakage. Ir J Med Sci 182: 25-43.
6. Nishikawa K, Fujita T, Hasegawa Y et al (2018) Association of level of anastomosis and anastomotic leak after esophagectomy in anterior mediastinal reconstruction. Esophagus Off J Jpn Esophageal Soc 15(4): 231-238.
7. Javed A and Agarwal AK (2013) Total laparoscopic esophageal bypass using a colonic conduit for orrosiveinduced esophageal stricture. Surg Endosc 27(10): 3726-3732.
8. Zhang R, Liu S, Sun H et al (2014) The application of single-lumen endotracheal tube anaesthesia with artificial pneumothorax in thoracolaparoscopic oesophagectomy. Interact Cardiovasc Thorac Surg 19(2): 308-310.
9. Chuang KH, Lai HH, Chen Y et al (2021) Improvement of surgical complications using single-lumen endotracheal tube intubation and artificial carbon dioxide pneumothorax in esophagectomy: A meta-analysis. J Cardiothorac Surg 16(1): 100-107.
10. Zhang W, Yu D, Peng J et al (2017) Gastric-tube versus whole-stomach esophagectomy for esophageal cancer: A systematic review and meta-analysis. PloS One 12(3): 370-389.
11. Ercan S, Rice TW, Murthy SC et al (2005) Does esophagogastric anastomotic technique influence the outcome of patients with esophageal cancer?. J Thorac Cardiovasc Surg 129(3): 623-631.
12. Kurahashi Y, Ishida Y, Kumamoto T et al (2021) Anastomosis behind the sternoclavicular joint is associated with increased incidence of anastomotic stenosis in retrosternal reconstruction with a gastric conduit after esophagectomy. Dis Esophagus 34(4): 89-97.
13. Hu H, Ye T, Zhang Y et al (2012) Modifications in retrosternal reconstruction after oesophagogastrectomy may reduce the incidence of anastomotic leakage. Eur J Cardio-Thorac Surg Off J Eur Assoc Cardio-Thorac Surg 42(2): 359–363.