Tổng quan hệ thống hiệu quả làm sạch mảng bám lưỡi của các phương pháp vệ sinh lưỡi

  • Vũ Mạnh Tuấn Trường Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Đức Hoàng Trường Đại học Y Hà Nội
  • Đỗ Sơn Tùng Trường Đại học Y Hà Nội
  • Tạ Thành Đồng Trường Đại học Y Hà Nội
  • Lưu Hà Thanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Mai Phương Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Nguyễn Thị Giang Trường Đại học Y Hà Nội
  • Vũ Mạnh Dân Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Main Article Content

Keywords

Vệ sinh lưỡi

Tóm tắt

Mục tiêu: Tổng quan hệ thống đánh giá hiệu quả làm sạch mảng bám lưỡi bằng phương pháp sử dụng bàn chải lưỡi, cây cạo lưỡi, bàn chải đánh răng và nước súc miệng hoặc phối hợp các phương pháp trên. Đối tượng và phương pháp: Quy trình tìm kiếm được thực hiện trên cơ sở dữ liệu điện tử: PubMed-MEDLINE, Embase và Cochrane-CENTRAL. Các bài báo được công bố từ tháng 1/2012 tới hết tháng 7/2023. Sử dụng công cụ Cochrane RoB Tool để đánh giá chất lượng các nghiên cứu RCT. Chỉ số mảng bám lưỡi Winkel (WTCI) trong các nghiên cứu là biến kết quả được quan tâm. Kết quả: Tổng cộng có 9 nghiên cứu thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn (7 RCT, 2 CT). Có 2 nghiên cứu giảm mảng bám lưỡi từ mức độ nặng xuống mức độ trung bình (T0: 9,0 ± 1,96; T1: 7,07 ± 1,75 & T0: 9,32 ± 1,44; T2: 7,21 ± 1,13) và 2 nghiên cứu giảm mảng bám lưỡi từ mức độ trung bình xuống mức độ nhẹ (T0: 5,33 ± 3,32; T1: 3,44 ± 2,60; T0: 5,78 ± 3,35, T1: 2,89 ± 3,52 & T0: 6,180 ± 2,844, T1: 3,850 ± 2,190). Kết luận: Các phương pháp vệ sinh lưỡi bằng cây cạo lưỡi, bàn chải lưỡi hoặc bàn chải đánh răng đều làm giảm đáng kể lượng mảng bám lưỡi, tuy nhiên không có sự khác biệt về hiệu quả giữa các phương pháp này. Việc sử dụng nước súc miệng chưa chứng minh được hiệu quả làm sạch mảng bám lưỡi.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Kassebaum NJ, Smith AGC, Bernabé E, Fleming TD, Reynolds AE, Vos T et al (2017) Global, Regional, and National Prevalence, Incidence, and Disability-Adjusted Life Years for Oral Conditions for 195 Countries, 1990-2015: A systematic analysis for the global burden of diseases, injuries, and risk factors. J Dent Res 96(4): 380-387.
2. Wilbert SA, Mark Welch JL, Borisy GG (2020) Spatial ecology of the human tongue dorsum microbiome. Cell Rep 30(12): 4003-4015.
3. Page MJ, McKenzie JE, Bossuyt PM, Boutron I, Hoffmann TC, Mulrow CD, Shamseer L, Tetzlaff JM, Akl EA, Brennan SE, Chou R, Glanville J, Grimshaw JM, Hróbjartsson A, Lalu MM, Li T, Loder EW, Mayo-Wilson E, McDonald S, McGuinness LA, Stewart LA, Thomas J, Tricco AC, Welch VA, Whiting P, Moher D (2021) The PRISMA 2020 statement: An updated guideline for reporting systematic reviews. BMJ 372:n71. doi: 10.1136/bmj.n71.
4. Dwivedi V, Torwane NA, Tyagi S, Maran S (2019) Effectiveness of various tongue cleaning aids in the reduction of tongue coating and bacterial load: A comparative clinical study. J Contemp Dent Pract 20(4): 444-448.
5. Higgins JPT, Altman DG, Gøtzsche PC, Jüni P, Moher D, Oxman AD et al (2011) The Cochrane Collaboration’s tool for assessing risk of bias in randomised trials. The BMJ 343: 5928.
6. Acar B, Berker E, Tan Ç, İlarslan YD, Tekçiçek M, Tezcan İ (2019) Effects of oral prophylaxis including tongue cleaning on halitosis and gingival inflammation in gingivitis patients-a randomized controlled clinical trial. Clin Oral Investig 23(4): 1829-1836.
7. Laleman I, Koop R, Teughels W, Dekeyser C, Quirynen M (2018) Influence of tongue brushing and scraping on the oral microflora of periodontitis patients. J Periodontal Res 53(1): 73-79.
8. Choi HN, Cho YS, Koo JW (2022) The effect of mechanical tongue cleaning on oral malodor and tongue coating. Int J Environ Res Public Health 19(1): 108.
9. Matsui M, Chosa N, Shimoyama Y, Minami K, Kimura S, Kishi M (2014) Effects of tongue cleaning on bacterial flora in tongue coating and dental plaque: A crossover study. BMC Oral Health 14(1): 4.
10. Timmesfeld N, Kunst M, Fondel F, Güldner C, Steinbach S (2021) Mechanical tongue cleaning is a worthwhile procedure to improve the taste sensation. J Oral Rehabil 48(1): 45-54.
11. Ileri Keceli T, Gulmez D, Dolgun A, Tekcicek M (2015) The relationship between tongue brushing and halitosis in children: A randomized controlled trial. Oral Dis 21(1): 66-73.
12. Yadav SR, Kini VV, Padhye A (2015) Inhibition of tongue coat and dental plaque formation by stabilized Chlorine Dioxide Vs Chlorhexidine Mouthrinse: A randomized, triple blinded study. J Clin Diagn Res JCDR 9(9): 69-74.
13. Shinada K, Ueno M, Konishi C, Takehara S, Yokoyama S, Zaitsu T et al (2010) Effects of a mouthwash with chlorine dioxide on oral malodor and salivary bacteria: A randomized placebo-controlled 7-day trial. Trials 11: 14.
14. Pham TAV, Nguyen NTX (2018) Efficacy of chlorine dioxide mouthwash in reducing oral malodor: A 2-week randomized, double-blind, crossover study. Clin Exp Dent Res 4(5): 206-215.