Đánh giá ảnh hưởng của đặt xốp cầm máu mũi trước đến người bệnh tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Bùi Thanh Hòa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Phương Thảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Xốp cầm máu mũi trước

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá những ảnh hưởng của thủ thuật đặt xốp cầm máu mũi trước (XCMMT) đến người bệnh điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, mô tả từng ca, 43 người bệnh được đặt XCMMT tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 4/2021 đến tháng 3/2022. Kết quả: 78,6% bệnh nhân mất ngủ trong đó 38,1% chỉ ngủ được 2-3 tiếng, 66,7% có chảy nước mắt, 69% ngừng thở khi ngủ, 54,8% đau nhức vùng mặt, 71,4% cảm giác khô họng, 42,9% khó ăn nuốt, 76,2% chảy dịch xuống họng và 50% vướng họng. Sau khi rút XCMMT, các triệu chứng khó chịu giảm đáng kể: Tương ứng là mất ngủ 18,6%, chảy nước mắt 7%, không còn bệnh nhân nào có hiện tượng ngừng thở khi ngủ, đau tức vùng mặt 27,9%, khô họng 2,3%, khó ăn nuốt 2,3%, chảy dịch xuống họng 41,9% và 4,7% bệnh nhân có cảm giác vướng họng. Ngoài ra, khi rút bỏ XCMMT, rất nhiều người bệnh gặp phải các vấn đề lo lắng, cảm giác vướng họng, ho, sặc. Các triệu chứng này giảm đáng kể khi được giải thích kĩ, hướng dẫn phối hợp đúng. Kết luận: Lưu và rút XCMMT là thủ thuật mang đến nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Trong quá trình theo dõi và chăm sóc người bệnh, điều dưỡng viên cần có những can thiệp phù hợp, động viên giải thích kịp thời giúp người bệnh an tâm điều trị và có kết quả điều trị tốt nhất.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2012) Nhét bấc mũi trước”- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Tai Mũi Họng (Ban hành kèm theo Quyết định số 3978/QĐ-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
2. Lê Thị Ánh Tuyết (2019) Đánh giá bước đầu đặc điểm lâm sàng sau phẫu thuật trên người bệnh phẫu thuật nội soi mũi xoang tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 9 tháng đầu năm 2019. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Trọng Tài (2014) Nghiên cứu hiệu quả các biện pháp can thiệp trong điều trị chảy máu mũi. Y học thực hành 914 số 4/2014.
4. Bộ Y tế (2015) “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng” ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế.
5. Nasal packing after septoplasty (2008) A randomized comparison of packing versus no packing in 88 patients. ENT•Ear, Nose & Throat Journal. www.entjournal.com.