Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sỏi đường mật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Mai Thanh Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Anh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Minh Khương Sư đoàn 395, Quân khu 3, Bộ Quốc phòng
  • Thái Doãn Kỳ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Sỏi đường mật

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân sỏi đường mật. Đối tượng phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, kết hợp tiến cứu trên 1.163 bệnh nhân với 1.383 lượt điều trị nội trú, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2021 tới tháng 12/2022 về tiền sử điều trị, các đặc điểm lâm sàng và chỉ tiêu cận lâm sàng. Kết quả: 55,9% bệnh nhân không có tiền sử phẫu thuật, can thiệp đường mật. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 62 tuổi, trong đó 60,4% số bệnh nhân > 60 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ gần tương đương nhau. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau bụng (84,2%), sốt (47,7%), vàng da (39,8%). Trong quần thể nghiên cứu, có 6,9% tụt huyết áp và 1,6% có rối loạn ý thức. Cấy máu thực hiện trên 15,8% số bệnh nhân, cho tỷ lệ dương tính là 50,5%. Chẩn đoán hình ảnh: 80,7% có giãn đường mật. Sỏi ống mật chủ kích thước trung vị 14mm, xác định ở 64,9% số bệnh nhân, chủ yếu số lượng ít hơn 3 viên. Ngược lại, sỏi đường mật trong gan kích thước trung vị là 15mm, xác định ở 41,6% số bệnh nhân và chủ yếu là sỏi nhiều viên. Biến chứng nguy hiểm của sỏi đường mật là sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết và viêm đường mật mức độ nặng ghi nhận lần lượt là 7,7%, 8,0% và 18,1%. Biến chứng viêm tuỵ gặp ở 9% số bệnh nhân. Kết luận: Bệnh lý sỏi đường mật là bệnh lý hay gặp, đặc biệt là nhóm bệnh nhân cao tuổi; đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thường gặp giúp phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh, hạn chế các biến chứng nặng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Stinton LM and Shaffer EA (2012) Epidemiology of gallbladder disease: Cholelithiasis and cancer. Gut Liver 6(2): 172-187.
2. Tazuma S (2006) Gallstone disease: Epidemiology, pathogenesis, and classification of biliary stones (common bile duct and intrahepatic). Best Pract Res Clin Gastroenterol 20(6): 1075-1083.
3. Văn Tần, Nguyễn Cao Cương, Trần Thiện Hoà (2006) Tần suất mắc sỏi mật ở người trên 50 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Việt Nam, 329, tr. 302-312.
4. Lê Văn Nghĩa, Đỗ Văn Dũng, Văn Tần (1999) Điều tra xác định số đo hiện mắc sỏi mật tại Thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo khoa học tại Đại hội Ngoại khoa Việt Nam lần thứ X, tr. 155-166.
5. Ahmed M (2018) Acute cholangitis-an update. World J Gastrointest Pathophysiol 9(1): 1-7.
6. Kiriyama S, Kozaka K, Takada T, Strasberg SM, Pitt HA, Gabata T, Hata J, Liau KH, Miura F, Horiguchi A, Liu KH, Su CH, Wada K, Jagannath P, Itoi T, Gouma DJ, Mori Y, Mukai S, Giménez ME, Huang WS, Kim MH, Okamoto K, Belli G, Dervenis C, Chan ACW, Lau WY, Endo I, Gomi H, Yoshida M, Mayumi T, Baron TH, de Santibañes E, Teoh AYB, Hwang TL, Ker CG, Chen MF, Han HS, Yoon YS, Choi IS, Yoon DS, Higuchi R, Kitano S, Inomata M, Deziel DJ, Jonas E, Hirata K, Sumiyama Y, Inui K, Yamamoto M (2018) Tokyo Guidelines 2018: diagnostic criteria and severity grading of acute cholangitis (with videos). J Hepatobiliary Pancreat Sci 25(1): 17-30.
7. Shaffer EA (2005) Epidemiology and risk factors for gallstone disease: Has the paradigm changed in the 21st century? Curr Gastroenterol Rep 7(2): 132-140.
8. Nguyễn Công Long, Lục Lê Long (2022) Đánh giá kết quả phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng ở bệnh nhân sỏi ống mật chủ tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam, 513, tr. 62-65.
9. Nguyễn Anh Tân, Dương Hồng Thái (2022) Kết quả điều trị sỏi ống mật chủ bằng kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Tạp chí Y học Việt Nam, 511(2), tr. 62-65.
10. Dương Minh Thắng, Phạm Minh Ngọc Quang, and Vũ Thị Phượng (2019) Kết quả nội soi mật tụy ngược dòng cấp cứu điều trị viêm đường mật và viêm tụy cấp thể phù nề do sỏi ống mật chủ. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 14(7), tr. 7-12.
11. Dương Xuân Nhương (2019) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và kết quả điều trị sỏi ống mật chủ ở người cao tuổi bằng NSMTND. Học viện Quân Y.
12. Vũ Việt Đức, Lê Văn Thành, Trần Đức Quý (2021) Đánh giá kết quả điều trị sỏi đường mật trong gan bằng phẫu thuật nội soi và sử dụng ống soi mềm tán thủy lực qua ống nối mật da tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y học Việt Nam, 498, tr. 62-65.
13. Nguyễn Công Long, Nguyễn Thị Dân (2022) Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân sỏi ống mật chủ có túi thừa tá tràng và không có túi thừa tá tràng. Tạp chí Y học Việt Nam, 510, tr. 62-65.