Nghiên cứu đặc điểm các nhánh xuyên của vạt cánh tay ngoài
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm phân bố, số lượng, vị trí so với các mốc giải phẫu và đường kính của các nhánh mạch xuyên vạt cánh tay ngoài để thuận lợi thiết kế và lấy vạt trong lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 20 tiêu bản cánh tay trên 10 xác tươi người Việt trưởng thành. Bóc tách, mô tả và đánh dấu các nhánh mạch xuyên. Kết quả: Vạt cánh tay ngoài được cấp máu qua các nhánh xuyên da của động mạch bên quay sau, cuống mạch có độ dài trung bình 5,81 ± 0,96cm. Vạt có 3 nhánh mạch xuyên chiếm 75%, 4 nhánh mạch xuyên chiếm 25%. Khoảng cách trung bình từ rãnh xoắn xương cánh tay đến các mạch xuyên lần lượt là 5,81 ± 0,96cm, 7,97 ± 0,78cm, 10,09 ± 0,70cm và 12,15 ± 0,77cm; khoảng cách từ lồi cầu ngoài lên là 10,51 ± 0,88cm, 8,25 ± 0,73cm, 6,11 ± 0,77cm và 4,32 ± 0,67cm. Đường kính 3 nhánh mạch xuyên lớn (động mạch) lần lượt là 0,66 ± 0,06mm, 0,59 ± 0,03mm và 0,4 ± 0,03mm. Kết luận: Vạt cánh tay ngoài thực sự là vạt tổ chức có hệ thống cấp máu đáng tin cậy dựa trên các nhánh mạch xuyên hằng định, có đường kính đủ lớn đảm bảo lấy vạt an toàn.
Từ khóa: Vạt cánh tay ngoài, nhánh mạch xuyên.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Huy Cảnh, Nguyễn Tài Sơn, Nguyễn Huy Thọ, Ngô Quốc Thái (2015) Nghiên cứu giải phẫu lâm sàng cuống mạch vạt cánh tay ngoài trên người Việt. Tạp chí Y học thực hành, số 7, tr. 1-4.
3. Song R, Song Y, Yu Y (1982) The upper arm free flap. Clin Plast Surg 9: 27-35.
4. Katsaros J, Schusterman M, Beppu M, Banis JC, Acland RD (1984) The lateral upper arm flap. Anatomy and clinical applications. Ann Plas Surg 12: 489-500.
5. Katsaros J, Tan E, Zoltie N, Barton M, Venugopalsrinivasan, Venkataramakrishnan (1991) Further experience with the lateral arm free flap. Plast Reconstr Surg 87: 902-910.
6. Hwang K, Lee WJ, Jung CY, Chung IH (2005) Cutaneous perforators of the upper arm and clinical applications. Journal of Reconstructive Microsurgery 21: 463-469.
7. Chang EI, Ibrahim A, Parazian N, Jurgus A, Nguyen A, Suami H, Yu P (2016) Perforator mapping and optimizing of the lateral arm flap: Anatomy revisited and clinical experience. Plast Reconstr Surg 138(2): 300-306.
8. Harpf C, Papp C, Ninkovic M, Anderl H, Hussl H (1998) The lateral arm flap: Reviewof 72 cases and technical refinements. J Reconstr Microsurg 14: 39-48.
9. Summers AN, Sanger JR, Matloub HS (2000) Lateral arm fascial flap: Microarterial anatomy and potncial clinical applications. J Reconstr Microsurg 16: 279-286.
10. Hennerbichner A, Etzer C, Gruber S, Brenner E, Papp C, Gaber O (2003) Lateral arm flap: Anatomy and modification using a vascularized fragment of the distal humerus. Clinical Anatomy 16: 204-214.