Thông báo cấp cứu thành công một bệnh nhân ngộ độc thuốc tê toàn thân sau gây tê tủy sống

  • Tống Xuân Hùng
  • Nguyễn Minh Lý
  • Nguyễn Tiến Duy
  • Nguyễn Duy Thắng
  • Ngô Văn Định

Main Article Content

Keywords

Ngộ độc thuốc tê, gây tê tủy sống, nhũ dịch lipid

Tóm tắt

Ngộ độc thuốc tê toàn thân là biến chứng có thể gặp sau các kỹ thuật gây tê khu vực, đây là biến chứng nguy hiểm, có khi đe dọa đến tính mạng bệnh nhân nên cần được phát hiện sớm và cấp cứu điều trị kịp thời theo phác đồ. Gây tê tủy sống là phương pháp gây tê vùng được ứng dụng phổ biến trên lâm sàng. Gây tê tủy sống cũng gặp một số tác dụng không mong muốn như hạ huyết áp, nhịp tim chậm, tuy nhiên chưa có nhiều báo cáo về ngộ độc thuốc tê toàn thân sau gây tê tủy sống. Trường hợp lâm sàng: Chúng tôi báo cáo trường hợp ngộ độc thuốc tê toàn thân sau gây tê tủy sống để phẫu thuật chi dưới. Bệnh nhân được gây tê tủy sống bằng 7mg bupivacaine 0,5% và 30mcg fentanyl tại vị trí L3-4, tư thế nằm. Sau gây tê 5 phút, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng của hệ thống thần kinh trung ương và trụy tim mạch. Bệnh nhân đã được cấp cứu thành công bằng các biện pháp hồi sinh tim phổi kết hợp với sử dụng nhũ dịch lipid 20%. Kết luận: Gây tê tủy sống cũng có nguy cơ gây ngộ độc thuốc tê toàn thân. Áp dụng phác đồ cấp cứu theo khuyến cáo đã cấp cứu thành công bệnh nhân ngộ độc thuốc tê sau gây tê tủy sống. Chúng ta nên sử dụng nhũ dịch lipid 20% sớm khi có dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc thuốc tê toàn thân.


Từ khóa: Ngộ độc thuốc tê, gây tê tủy sống, nhũ dịch lipid.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Weinberg GL (2008) Lipid infusion therapy: Translation to clinical practice. Anesth Analg 106: 1340-1342.
2. Mulfoy MF (2002) Systemic toxicity and cardiotoxicity from local anesthetics: Incidence and preventive measures. Reg Anesth Pain Med 27: 556-561.
3. Auroy Y, Benhamou D, Bargues L et al (2002) Major complications of regional anesthesia in France: The SOS regional anesthesia hotline service. Anesthesiology 97: 1274-1280.
4. Barrington MJ, Watts SA et al (2009) Preliminary results of the Australasian Regional Anaesthesia Collaboration: A prospective audit of more than 7000 peripheral nerve and plexus blocks for neurologic and other complications. Reg Anesth Pain Med 34: 534-541.
5. Gitman M, Barrington MJ (2018) Local anesthetic systemic toxicity: A review of recent case reports and registries. Reg Anesth Pain Med 43: 124-130.
6. Rosenblatt MA, Abel M, and Fischer GW (2006) Successful use of a 20% lipid emulsion to resuscitate a patient after a presumed bupivacaine-related cardiac arrest. Anesthesiology 105: 217-218.
7. Cave G, Harvey M, and Willers J (2014) LIPAEMIC report: Results of clinical use of intravenous lipid emulsion in drug toxicity reported to an online lipid registry. J Med Toxicol 10: 133-142.
8. Felice K, Schumann H (2008) Intravenous lipid emulsion for local anesthetic toxicity: A review of the literature. J Med Toxicol 4: 184-191.
9. Michaeal E, Johson MD et al (2000) Potential neuurotoxicity of spinal anesthesia with lidocaine. Mayo clin Proc 75: 921-932.
10. Neal JM, Barrington MJ, Fettiplace MR, Gitman M, Memtsoudis SG, Mörwald EE, Rubin DS, Weinberg G (2018) The third American Society of Regional Anesthesia and Pain Medicine Practice Advisory on Local Anesthetic Systemic Toxicity. Executive Summary 2017. Reg Anesth Pain Med 43: 113-123.