Phân tích kết quả triển khai hoạt động giám sát nồng độ vancomycin trong máu bệnh nhân nhi theo tiếp cận Bayesian tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

  • Nguyễn Thị Dừa Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
  • Lê Bá Hải Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Vũ Bích Hạnh Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
  • Trần Thị Thu Thủy Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
  • Trương Thanh Long Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Huyền Thư Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
  • Bùi Thị Mai Sương Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
  • Phan Thị Linh Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Phùng Chí Kiên Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Le Jennifer Trường Dược Skaggs
  • Nguyễn Thành Hải Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Liên Hương Trường Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Giám sát nồng độ, hiệu chỉnh liều, vancomycin, Bayesian, bệnh nhân nhi

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích kết quả triển khai hoạt động giám sát nồng độ thuốc trong máu (TDM) và hiệu chỉnh liều vancomycin trên bệnh nhân nhi dựa theo tiếp cận Bayesian. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu quan sát tiến cứu trên bệnh nhân nhi dưới 16 tuổi thỏa mãn tiêu chuẩn được giám sát nồng độ vancomycin trong máu theo Quy trình nội bộ của bệnh viện. Chế độ liều vancomycin đề xuất được ước tính nhằm điều chỉnh đích AUC24/MIC trong khoảng tối ưu 400-600 mg.giờ/L, dựa theo tiếp cận Bayesian sử dụng phầm mềm Precise PK. Mức độ tổn thương thận cấp trong quá trình điều trị bằng vancomycin được đánh giá theo KDIGO 2012. Nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từ 01/6/2022 đến 01/6/2023. Kết quả: Tổng cộng 98 bệnh nhân có tuổi trung vị là 1,5 (0,57-3,35) tuổi được chỉ định TDM vancomycin trong thời gian nghiên cứu. Với liều ban đầu có trung vị 58,8 (56,0-61,6) mg/kg/ngày, tỷ lệ bệnh nhân đạt đích AUC24/MIC 400-600mg.giờ/L sau lần TDM đầu tiên là 23,5% với AUC24/MIC trung vị (tứ phân vị) là 355,81 (289,0- 492,12) mg.h/L. Sau khi hiệu chỉnh liều, tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu AUC24/MIC tăng đáng kể, lần lượt là 41,2% (14/34), 70% (7/10) và 100% (1/1) sau lần TDM thứ 2, 3, 4. Nghiên cứu không ghi nhận trường hợp nào gặp biến cố bất lợi trên thận trong quá trình sử dụng vancomycin. Kết luận: Triển khai hoạt động TDM vancomycin hướng đến đạt đích AUC24/MIC 400-600 dựa trên tiếp cận Bayesian ở bệnh nhi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm thiểu độc tính trong quá trình sử dụng vancomycin cho đối tượng bệnh nhân này.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trịnh Thị Vân Anh (2022) Phân tích kết quả hiệu chỉnh liều vancomycin thông qua giám sát nồng độ thuốc trong máu bằng phương pháp ước đoán auc theo Bayes tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc, tập 13, số 1, tr. 88-14.
2. Bruniera FR, Ferreira FM, Saviolli LR, Bacci MR, Feder D, da Luz Gonçalves Pedreira M, Sorgini Peterlini MA, Azzalis LA, Campos Junqueira VB, Fonseca FL (2015) The use of vancomycin with its therapeutic and adverse effects: A review. Eur Rev Med Pharmacol Sci 19(4): 694-700.
3. Frymoyer A, Hersh AL, El-Komy MH, Gaskari S, Su F, Drover DR, Van Meurs K (2014) Association between vancomycin trough concentration and area under the concentration-time curve in neonates. Antimicrob Agents Chemother 58(11): 6454-6461.
4. Kidney Disease: Improving Global Outcomes (KDIGO) Acute Kidney Work Group. (n.d.) (2012) KDIGO Clinical Practice Guideline for Acute Kidney Injury: 1-138.
5. Le J, Bradley JS, Murray W, Romanowski GL, Tran TT, Nguyen N, Cho S, Natale S, Bui I, Tran TM, Capparelli EV (2013) Improved vancomycin dosing in children using area under the curve exposure. Pediatr Infect Dis J 32(4):e155-163. doi: 10.1097/INF.0b013e318286378e.
6. Le J, Capparelli EV, Wahid U, Wu YS, Romanowski GL, Tran TM, Nguyen A, Bradley JS (2015) Bayesian estimation of vancomycin pharmacokinetics in obese children: Matched case-control study. Clinical Theraprutics 37(6): 1340-1351.
7. Rybak MJ, Le J, Lodise TP, Levine DP, Bradley JS, Liu C, Mueller BA, Pai MP, Wong-Beringer A, Rotschafer JC, Rodvold KA, Maples HD, Lomaestro BM (2020) Therapeutic monitoring of vancomycin for serious methicillin-resistant Staphylococcus aureus infections: A revised consensus guideline and review by the American Society of Health-System Pharmacists, the Infectious Diseases Society of America, the Pediatric Infectious Diseases Society, and the Society of Infectious Diseases Pharmacists. American Journal of Health- System Pharmacy 77: 835-864.