Tình trạng sử dụng thuốc kháng đông và biến cố xuất huyết trên bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2

  • Phạm Ngọc Đan Bệnh viện ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Minh Nhựt Bệnh viện ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trương Ngọc Khôi Nguyên Bệnh viện ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Công Thành Bệnh viện ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phạm Đặng Duy Quang Bệnh viện ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Nhiễm SARS-CoV-2, kháng đông, xuất huyết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình trạng sử dụng kháng đông và biến cố xuất huyết trên bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu quan sát, tiến cứu trên 492 bệnh nhân nhập viện tại Trung tâm hồi sức người bệnh Covid-19, Bệnh viện Đại học Y Dược T. HCM từ tháng 08/2021 đến tháng 12/2021. Kết quả: Có 95,7% bệnh nhân dùng kháng đông. Tỉ lệ dùng heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH), heparin không phân đoạn (UFH) và kháng vitamin K lần lượt là 90,45%, 8,92% và 0,63%. Tỉ lệ xuất huyết là 12,6%. Vị trí xuất huyết hay gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa (50%). Tỉ lệ tử vong do xuất huyết là 11,29%. Tiền căn xuất huyết (OR: 7,18; 95%CI: 1,29-39,73; p=0,024) và eGFR < 60 ml/phút/1,73m² da (OR: 1,82; 95%CI: 1,00-3,29; p=0,048) có liên quan đến xuất huyết. Kết luận: Bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 được dùng kháng đông chiếm tỉ lệ cao. Tiền căn xuất huyết và eGFR < 60ml/phút/1,73m² da có liên quan đến xuất huyết.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Al-Samkari H, Karp Leaf RS, Dzik WH et al (2020) COVID-19 and coagulation: Bleeding and thrombotic manifestations of SARS-CoV-2 infection. Blood. 136(4): 489-500.
2. Bikdeli B, Madhavan MV, Jimenez D et al (2020) COVID-19 and Thrombotic or Thromboembolic Disease: Implications for Prevention, Antithrombotic Therapy, and Follow-Up: JACC State-of-the-Art Review. J Am Coll Cardiol 75(23): 2950-2973.
3. Cattaneo M, Bertinato EM, Birocchi S et al Pulmonary embolism or pulmonary thrombosis in COVID-19? Is the recommendation to use high-dose heparin for thromboprophylaxis justified? Thromb Haemost 120(8): 1230-1232.
4. Cui S, Chen S, Li X, Liu S, and Wang F (2020) Prevalence of venous thromboembolism in patients with severe novel coronavirus pneumonia. J Thromb Haemost 18(6): 1421-1424.
5. Fraissé Megan, Elsa Logre, Olivier Pajot et al (2020) Thrombotic and hemorrhagic events in critically ill COVID-19 patients: A French monocenter retrospective study. Critical Care 24(1): 275.
6. Hamad MA, Dasuqi SA, Aleem A et al (2021) Assessment of anti-factor Xa activity in critically ill COVID-19 patients receiving three different anticoagulation regimens. SAGE Open Med 9(20503121211049931.
7. Lucatelli P, De Rubeis G, Citone M et al (2020) Heparin-related major bleeding in Covid-19-positive patient: Perspective from the outbreak. Cardiovasc Intervent Radiol 43(8): 1216-1217.
8. Paranjpe I, Fuster V, Lala A et al (2020) Association of treatment dose anticoagulation with in-hospital survival among hospitalized patients with COVID-19. J Am Coll Cardiol 76(1): 122-124.
9. Smythe MA, Priziola J, Dobesh PP et al (2016) Guidance for the practical management of the heparin anticoagulants in the treatment of venous thromboembolism. J Thromb Thrombolysis 41(1): 165-186.
10. Streng AS, Delnoij TSR, Mulder MMG et al (2020) Monitoring of unfractionated heparin in severe COVID-19: An observational study of patients on CRRT and ECMO. TH Open 4(4): 365-375.