Khảo sát tình hình sử dụng thuốc remdesivir trên người bệnh COVID-19 điều trị nội trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

  • Võ Thị Hà Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
  • Vương Nguyễn Thái Anh Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Từ Mỹ Hương Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
  • Lê Cao Phương Duy Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Main Article Content

Keywords

COVID-19, người bệnh nội trú, remdesivir, dược lâm sàng

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm sử dụng thuốc, kết quả điều trị bằng remdesivir và các yếu tố ảnh hưởng trên người bệnh (NB) COVID-19 điều trị nội trú được chỉ định thuốc remdesivir. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả dựa vào hồi cứu hồ sơ bệnh án điều trị nội trú được chẩn đoán COVID-19 được chỉ định remdesivir từ ngày 01/8/2021 đến ngày 31/12/2021. Kết quả: Trong 92 NB dùng remdesivir, mức độ nặng khi nhập viện chiếm 39,1%, 61% cần hỗ trợ oxy, 90,2% có thâm nhiễm phổi. Đa số NB được chỉ định kháng sinh (96,6%), chống đông (97,8%) và chống viêm (93,7%) cùng lúc với remdesivir. Liều dùng, đường dùng và cách dùng remdersivir là hoàn toàn phù hợp. Có 23,9% không thuộc nhóm đối tượng được chỉ định và 4,3% được điều trị ngắn hơn 5 ngày bằng remdesivir do tử vong sớm. Có một NB tăng men gan. Đa số NB có cải thiện lâm sàng (83,7%) và đạt kết quả xuất viện tích cực (89,1%) với số ngày nằm viện trung vị là 11,5 (4-41). Tỷ lệ tử vong chiếm 8,7%. Thời gian hỗ trợ hô hấp của người bệnh là yếu tố duy nhất có ảnh hưởng đến thời gian nằm viện (p=0,013 và OR = 0,341 (0,145-0,798)). Kết luận: Phần lớn NB nhập viện vì COVID-19 trong nghiên cứu đã cải thiện lâm sàng và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng để đánh giá hiệu quả điều trị của remdesivir trên NB COVID-19.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2021) Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 6/10/2021 ban hành về “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19", Hà Nội.
2. Bùi Thanh Huyền (2022) Hiệu quả của remdesivir trên bệnh nhân điều trị COVID - 19 tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai năm 2021. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh tập 26 (1), tr. 292-298.
3. RECOVERY Collaborative Group (2022) Baricitinib in patients admitted to hospital with COVID-19 (RECOVERY): a randomised, controlled, open-label, platform trial and updated meta-analysis. The Lancet 400(10349): 359-368.
4. Goverment of United Kingdom (2022) Guidance COVID-19: Epidemiology, virology and clinical features. UK Health Security Agency.
5. Eastman RT, Roth JS, Brimacombe KR, Simeonov A, Shen M, Patnaik S, Hall MD (2020) Remdesivir: A review of its discovery and development leading to emergency use authorization for treatment of COVID-19. ACS central Science 6(5): 672-683.
6. Lee S, Santarelli A, Caine K, Schritter S, Dietrich T, Ashurst J (2022) Remdesivir for the treatment of severe COVID-19: a community hospital's experiencr. Journal of Osteopathic Medicine 120(12): 926-933.
7. Polivka L, Gajdacsi J, Fazekas L, Sebok S, Barczi E, Hidvegi E, Sutto Z, Dinya E, Maurovich-Horvat P, Szabo AJ, Merkely B, Müller V (2022) Long-term survival benefit of male and multimorbid COVID-19 patients with 5-day remdesivir treatment. Journal of Global Health.
8. Wang Y, Zhang D, Du G, Du R, Zhao J, Jin Y, Fu S, Gao L, Cheng Z, Lu Q, Hu Y, Luo G, Wang K, Lu Y, Li H, Wang S, Ruan S, Yang C, Mei C, Wang Y, Ding D, Wu F, Tang X, Ye X, Ye Y, Liu B, Yang J, Yin W, Wang A, Fan G, Zhou F, Liu Z, Gu X, Xu J, Shang L, Zhang Y, Cao L, Guo T, Wan Y, Qin H, Jiang Y, Jaki T, Hayden FG, Horby PW, Cao B, Wang C (2022) Remdesivir in adults with severe COVID-19: A randomised, double-blind, placebo-controlled, multicentre trial. The Lancet 395(10236): 1569-1578. DOI: 10.1016/S0140-6736(20)31022-9.