Tín hiệu an toàn về rối loạn đông máu liên quan đến thuốc chống đông và khả năng phòng tránh được: Phân tích dữ liệu báo cáo ADR tại Việt Nam
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích sự hình thành tín hiệu và khả năng phòng tránh được của biến cố rối loạn đông máu liên quan đến thuốc chống đông từ cơ sở dữ liệu báo cáo ADR tự nguyện tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang thông qua hồi cứu dữ liệu tại Trung tâm DI & ADR Quốc gia từ năm 2017 đến năm 2021. Kết quả: Trong tổng số 174 báo cáo về rối loạn đông máu liên quan đến thuốc chống đông, 100 (57,5%) báo cáo được đánh giá là ADR phòng tránh được (pADR). Biểu hiện rối loạn đông máu đa dạng với tỷ lệ báo cáo cao nhất là tăng INR (20,7%), bầm tím tại vị trí tiêm (19,5%) và xuất huyết tiêu hóa (19,0%). Xét trong toàn bộ dữ liệu, acenocoumarol, enoxaparin, heparin, dabigatran và rivaroxaban có sự hình thành tín hiệu. Enoxaparin có số báo cáo pADR nhiều nhất (66 báo cáo), tiếp theo là acenocoumarol (21 báo cáo). Nguyên nhân phổ biến nhất liên quan đến pADR là tương tác thuốc (92 báo cáo). Kết luận: Tín hiệu an toàn về rối loạn đông máu đã hình thành với các thuốc chống đông thông qua việc phân tích cơ sở dữ liệu ADR. Để giảm thiểu rủi ro (đặc biệt là xuất huyết) của nhóm thuốc nguy cơ cao này, cần triển khai các hoạt động chuyên môn về quản lý thuốc chống đông trong thực hành lâm sàng, chú trọng vào các yếu tố có thể phòng tránh được ghi nhận từ nghiên cứu.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Elaine M Hylek (2003) Complications of oral anticoagulant therapy: Bleeding and nonbleeding, rates and risk factors. Semin Vasc Med 3(3): 271-278.
3. Bộ Y tế (2022) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học.
4. Rose Anne (2015) Anticoagulation Management: A Guidebook for Pharmacists. Springer International Publishing AG Switzerland.
5. WHO, Retrieved, from https://www.whocc. no/atc_ddd_index/.
6. Eugène P van Puijenbroek, Andrew Bate, et al. (2002) A comparison of measures of disproportionality for signal detection in spontaneous reporting systems for adverse drug reactions. Pharmacoepidemiol Drug Saf 11(1): 3-10.
7. WHO (2014) Reporting and learning systems for medication errors: The role of pharmacovigilance centres.
8. MICROMEDEX®. "Retrieved, from http://www. micromedexsolutions.com/micromedex2/libraria.
9. Mascolo A, Ruggiero R et al (2019) Preventable cases of oral anticoagulant-induced Bleeding: Data from the spontaneous reporting system. Front Pharmacol 10: 425.