Thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2022

  • Nguyễn Thành Hải Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Đặng Nguyệt Hà Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Lý Công Thành Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Việt Anh Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
  • Nguyễn Văn Hùng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
  • Chu Thị Nguyệt Giao Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Main Article Content

Keywords

Cephalosporin thế hệ 3, kháng sinh, viêm phổi cộng đồng

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 215 bệnh án hồi cứu của các bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Hô hấp có ngày ra viện từ ngày 01/10/2022 đến ngày 31/12/2022. Kết quả: 87% mắc viêm phổi và 13% mắc viêm phổi nặng. Các bệnh mắc kèm chủ yếu liên quan đến tai mũi họng. 47% bệnh nhân sử dụng kháng sinh trước nhập viện. 6% bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm vi sinh qua dịch tỵ hầu. Cephalosporin thế hệ 3 (C3G) bao gồm (cefoperazon, ceftriaxon, cefdinir) là kháng sinh được sử dụng chủ yếu trong các phác đồ điều trị theo kinh nghiệm và 94,4% phác đồ điều trị kinh nghiệm phù hợp với khuyến cáo của bệnh viện ban hành; carbapenem + vancomycin là phác đồ thay thế chủ yếu (28,5%). 2 bệnh nhân có suy giảm chức năng thận được điều trị với liều cao hơn khuyến cáo. 98,6% bệnh nhân khỏi bệnh và đỡ khi ra viện. Kết luận: C3G được chỉ định nhiều nhất trong điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng theo kinh nghiệm và cần lưu ý bệnh nhân suy thận nhằm cá thể hóa liều trên bệnh nhân.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015) Quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn sử dụng kháng sinh". Quyết định số 708/QĐ-BYT. Ngày 02/3/2015.
2. World Health Organization. Pneumonia in children. Geneva: World Health Organization 2022. Truy cập ngày 14/6/2023. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/pneumonia.
3. Nelson JD (2000) Community-acquired pneumonia in children’s guidelines for treatment. Pediatr Infect. Dis. J. 19(3): 251-253.
4. Alzomor O, Alhajjar S et al (2017) Management of community-acquired pneumonia in infants and children: Clinical practice guidelines endorsed by the Saudi Pediatric Infectious Diseases Society. International journal of pediatrics and adolescent medicine 4(4): 153-158.
5. Trần Thị Kiều Anh, Nguyễn Văn Tuấn (2021) Nghiên cứu tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi ở trẻ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam tập 507 số 2, tr. 297-301.
6. Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An (2020) Phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh lý nhi khoa, Nghệ An. Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
7. Hofto ME, Samuy N, Pass RF (2022) Antibiotic use and outcomes in young children hospitalized with uncomplicated community-acquired pneumonia. Open Forum Infectious Diseases 9(4): ofac123.
8. Phạm Thu Hà (2018) Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Luận văn Thạc sĩ Dược học. Trường Đại học Dược Hà Nội.
9. Bộ Y tế (2015) Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng của trẻ em. Nhà xuất bản Y học, tr. 82-84.
10. Hồ Thị Ngọc Thảo (2022) Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh điều trị trên trẻ em mắc viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai. Khóa luận tốt nghiệp Dược sỹ đại học, Trường đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Gian MP, Giovanna M (2020) Clinical Pharmacology of amikacin in infants and children. Clinical and Medical Investigations 5: 1-14.