Đặc điểm sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân mổ lấy thai tại Khoa Sản, Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân mổ lấy thai tại Khoa Sản - Trung tâm Y tế huyện Tân Sơn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 164 bệnh án hồi cứu của các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật mổ lấy thai có thời gian ra viện từ ngày 01/01/2021 đến ngày 30/6/2021 và phỏng vấn 7 bác sỹ ngoại tại khoa Sản để mô tả các rào cản khi sử dụng kháng sinh. Kết quả: 85,4% bệnh nhân từ 18-35 tuổi; 34,1% chỉ định mổ lấy thai do vết mổ đẻ cũ. 4,3% bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ cao, trong đó vỡ ối sớm là nguy cơ phổ biến nhất (17,7%). Kháng sinh được chỉ định nhiều nhất là ampicilin + sulbactam (90,24%). 63,4% bệnh nhân dùng kháng sinh sau phẫu thuật 1 đến 2 giờ và 100% bệnh nhân dùng kháng sinh thêm 5-7 ngày sau phẫu thuật. 1,2% bệnh nhân có nhiễm khuẩn vết mổ. Không có bệnh nhân nào đáp ứng toàn bộ tiêu chí đánh giá về sử dụng kháng sinh theo khuyến cáo của ASHP. Kết luận: Rào cản chính trong thực hiện kháng sinh dự phòng là lo ngại của các bác sĩ về chưa có quy trình chuẩn và sử dụng kháng sinh dự phòng không đạt hiệu quả diệt khuẩn. Nhìn chung, đa số tiêu chí sử dụng kháng sinh chưa được đảm bảo và không tin tưởng vào hiệu quả là rào cản lớn nhất trong thực hiện kháng sinh dự phòng tại Trung tâm.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Baaqeel H, Baaqeel R (2013) Timing of administration of prophylactic antibiotics for caesarean section: A systematic review and meta-analysis. BJOG 120(6): 661-669.
3. de Jonge SW, Gans SL et al (2017) Timing of preoperative antibiotic prophylaxis in 54,552 patients and the risk of surgical site infection: systematic review and meta-analysis. Medicine 96(29): 6903-6903.
4. Culver DH, Horan TC, Gaynes RP et al (1991) Surgical wound infection rates by wound class, operative procedure, and patient risk index. National Nosocomial Infections Surveillance System. Am J Med 91(3B): 152S-157S.
5. ASHP Therapeutic Guideline (2013) ASHP Therapeutic guidelines on antimicrobial prophylaxis in surgery. Truy cập ngày 16/06/2023. Available from: https://www.ashp.org/surgical-guidelines.
6. World Health Organization (2016) Global Guidelines for the Prevention of Surgical Site Infection. Truy cập ngày 16/06/2023. Available from: https://apps.who.int/iris/bitstream/ handle/ 10665/250680/9789241549882eng.pdf?sequence=8&isAllowed=y.
7. Nguyễn Thị Kim Thu, Nguyễn Thị Hương Ly (2021) Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ lấy thai tại Khoa Sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 16 số 4, tr. 127-132.
8. Nguyen Thi Thu Thuy, Nguyem Thanh Hai, Nguyem Xuan Bach, Hoang Thi Thu Huong, Nguyem Chi Cuong, Pham Thi Thuy Van (2020) A Implementation of antibiotic prophylaxis program for cesarean section at Thai Nguyen National Hospital. VNU Journal Of Science: Medical And Pharmaceutical Sciences 36(4): 68-74
9. Lizán-García M, García-Caballero J, Asensio-Vegas A (1997) Risk Factors for surgical-wound infection in general surgery a prospective study. Infection Control & Hospital Epidemiology 18(5): 310-315.
10. Trần Việt Tân, Ngô Đức Toàn, Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Đỗ Nguyên (2019) Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Từ Dũ. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản số 23 tập 2, tr. 170-176.
11. Bệnh viện Nhân dân Gia Định (2014) Phác đồ điều trị TP. Hồ Chí Minh. Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
12. Gorecki P, Schein M, Rucinski JC et al (1999) Antibiotic administration in patients undergoing common surgical procedures in a community teaching hospital: The chaos continues. World J. Surg 23(5): 429-432.
13. Balk RA (2014) Systemic inflammatory response syndrome (SIRS): Where did it come from and is it still relevant today?. Virulence 5(1): 20-26.