Ứng dụng mô phỏng Monte Carlo trong đánh giá khả năng đạt đích dược động học/dược lực học (PK/PD) của một số chế độ liều imipenem trên trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá khả năng đạt đích dược động học/dược lực học (PK/PD) của một số chế độ liều imipenem nhằm hướng tới tối ưu hóa chế độ liều trên đối tượng trẻ sơ sinh tại Trung tâm Chăm sóc & Điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Các chế độ liều được sử dụng trên lâm sàng, chế độ liều được liệt kê trong tờ thông tin sản phẩm cùng với mức độ nhạy cảm của vi khuẩn đích của imipenem tại quần thể bệnh nhân sơ sinh được thu thập. Từ đó mô phỏng khả năng đạt đích PK/PD của các chế độ liều imipenem dựa trên phương pháp Monte Carlo sử dụng mô hình đã được công bố trước đó và đặc điểm vi sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trên bệnh nhân sơ sinh. Lựa chọn đích PK/PD 40% T > MIC và 100% T > MIC để tính toán khả năng đạt đích (PTA). Từ đó tính được tỉ lệ đáp ứng tích lũy trên phân bố MIC quần thể vi khuẩn (CFR) để đề xuất các chế độ liệu phù hợp. Trong đó, chế độ liều được coi là đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu khi PTA ≥ 90% và CFR ≥ 80%. Kết quả: 96% nhóm vi khuẩn tại quần thể nghiên cứu còn nhạy cảm với imipenem có MIC chiếm chủ yếu là 0,19mg/l. Đối với đích 40% T > MIC, tất cả các chế độ liều đều giúp đạt đích PK/PD ở MIC ≤ 2mg/l. Đối với đích 100% T > MIC, các chế độ liều 35mg q12h, 25mg q8h và 25mg q6h giúp bao phủ tối đa MIC lần lượt là ≤ 0,25mg/l, 1mg/l và 2mg/l. Trên đích 40% T > MIC, tất cả các chế độ liều khảo sát đều đạt được hiệu quả điều trị (CFR ≥ 80%) đối với MIC50, MIC90 và toàn bộ quần thể vi khuẩn đích. Đối với đích 100% T > MIC, các chế độ liều 30mg q12h, 35mg q12h, 25mg q8h và 25mg q6h đều đạt được hiệu quả điều trị (CFR ≥ 80%) bao phủ 50%, 90% quần thể vi khuẩn đích. Với mục tiêu bao phủ toàn bộ 100% quần thể gram âm, chỉ có 2 chế độ liều là 25mg q8h và 25mg q6h giúp đạt hiệu quả điều trị. Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra khả năng đạt đích PK/PD của các chế độ liều thông qua phương pháp mô phỏng Monte Carlo. Chế độ liều 25mg q6h và 25mg q8h là gợi ý phù hợp với đặc điểm vi sinh hiện có tại bệnh viện, giúp bao phủ được 100% quần thể vi khuẩn đích trên đối tượng trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Gijsen M, Vlasselaers D et al (2021) Pharmacokinetics of antibiotics in pediatric intensive care: Fostering variability to attain precision medicine. Antibiotics (Basel) 10(10).
3. Dao K, Fuchs A, André P, Giannoni E, Decosterd LA, Marchetti O, Asner SA, Pfister M, Widmer N, Buclin T, Csajka C, Guidi M (2022) Dosing strategies of imipenem in neonates based on pharmacometric modelling and simulation. J Antimicrob Chemother 77(2): 457-465.
4. Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế (2022) Tienam 500mg/500mg", Retrieved 17/03/2022, from https://drugbank.vn/thuoc/Tienam-%28co-so-san-xuat-va-dong-goi-cap-1:-Merck-Sharp---Dohme-Corp%3B-dia-chi:-2778-South-East-Side-Highway--Elkton--Virginia-22827--USA%29&GC3-1-18.
5. Clinical and Laboratory Standards Institue (2018), M100: Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing. CLSI supplement M100.
6. Mouton JW, Dudley MN et al (2005) Standardization of pharmacokinetic/ pharmacodynamic (PK/PD) terminology for anti-infective drugs: An update. J Antimicrob Chemother 55(5): 601-607.
7. American Society of Health-System Pharmacists (2011) AHFS drug information.
8. Ariano RE, Nyhle´n A, Donnelly JP et al (2005) Pharmacokinetics and pharmacodynamics of meropenem in febrile neutropenic patients with bacteremia. Ann Pharmacother 39: 32-8.
9. Bradley JS, Garau J et al (1999) Carbapenems in clinical practice: A guide to their use in serious infection. Int J Antimicrob Agents 11(2): 93-100.
10. Vinks AA, Mouton JW et al (2014) Fundamentals of antimicrobial pharmacokinetics and pharmacodynamics. © Springer Science+Business Media New York. DOI 10.1007/978-0-387-75613-4_11.
11. Bradley JS, Garau J et al (1999) Carbapenems in clinical practice: A guide to their use in serious infection. Int J Antimicrob Agents 11(2): 93-100.