Thực trạng giám sát nồng độ vancomycin trong máu và hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân người lớn điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích thực trạng giám sát nồng độ (Therapeutic drug monitoring, TDM) vancomycin trong máu trên bệnh nhân người lớn điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập hồi cứu thông qua bệnh án của bệnh nhân người lớn có chỉ định giám sát nồng độ vancomycin trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 8 năm 2022 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: Tổng cộng 114 bệnh nhân có chỉ định TDM vancomycin và 312 mẫu nồng độ được đưa vào nghiên cứu. Có 172 mẫu được lấy trong phác đồ truyền liên tục, 140 mẫu còn lại được lấy trong khi truyền ngắt quãng. Trong phác đồ truyền ngắt quãng, trung vị và tứ phân vị của khoảng cách giữa thời điểm định lượng Cpeak và thời điểm kết thúc truyền là 1,32 (1,05-1,93) giờ, với trung vị mẫu nồng độ đỉnh (Cpeak) là 30,52mg/L. Với mẫu đáy (Ctrough), trung vị nồng độ là 11,77mg/L và khoảng cách từ lúc lấy mẫu đến liều tiếp theo có trung vị là 0,42 giờ, khoảng tứ phân vị (0,3-0,69) giờ. Trong phác đồ truyền liên tục, phân bố thời gian lấy mẫu là 81,26 (33,46-138) giờ với trung vị mẫu nồng độ là 23,92mg/L. Phân bố giá trị diện tích dưới đường cong (Area Under the Curve, AUC) theo trung vị và tứ phân vị tại các lần hiệu chỉnh đầu tiên, lần thứ 2, lần thứ 3 và lần thứ 4 trở đi lần lượt là 511,2 (437,7-710,8), 580,3 (494,2-729,1), 632,8 (505,6-748,8) và 603,5 (484,6-719,2) mg.h/L. Tỷ lệ đạt đích AUC tích lũy của mẫu nghiên cứu tại các lần TDM tăng từ 71,4% đến 100% qua 5 lần TDM. Kết luận: Kết quả cho thấy mức độ tuân thủ cao của việc triển khai hoạt động giám sát nồng độ vancomycin với quy trình của Bệnh viện. Tỷ lệ đạt đích AUC tích lũy tăng dần qua các lần TDM và đạt 100% tại lần thứ 5, qua đó nhấn mạnh hiệu quả và tầm quan trọng của việc TDM vancomycin tại Bệnh viện.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Cúc (2022) Hiệu chỉnh liều vancomycin thông qua giám sát nồng độ thuốc trong máu với tiếp cận Bayesian trên bệnh nhân người lớn tại Bệnh viện Bạch Mai. Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
3. Trương Thanh Long (2022) Phân tích dược động học quần thể của vancomycin sử dụng dữ liệu giám sát nồng độ thuốc trong máu tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Luận văn thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
4. Mạc Thị Mai (2021) Xây dựng và bước đầu phân tích hiệu quả quy trình giám sát nồng độ vancomycin trong máu trên bệnh nhân người lớn tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Luận văn Thạc sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội.
5. Cunio CB, Uster DW et al (2020) Towards precision dosing of vancomycin in critically ill patients: an evaluation of the predictive performance of pharmacometric models in ICU patients. Clin Microbiol Infect.
6. Matzke GG, Zhanel DR et al (1986) Clinical pharmacokinetics of vancomycin. Clinical Pharmacokinetics 257-282.
7. Moellering RC (1984) Pharmacokinetics of vancomycin. J Antimicrob Chemother 14(D): 43-52.
8. Press Pharmaceutical (2014) Martindale the complete drug reference. 170.
9. Rybak MJ, Le J et al (2020) Therapeutic monitoring of vancomycin for serious methicillin-resistant staphylococcus aureus infections: A revised consensus guideline and review by the American Society of Health-system Pharmacists, the Infectious Diseases Society of America, the Pediatric Infectious Diseases Society, and the Society of Infectious Diseases Pharmacists. Clin Infect Dis 71(6): 1361-1364.
10. Rybak M, Lomaestro B et al (2009) Therapeutic monitoring of vancomycin in adult patients: A consensus review of the American Society of Health-System Pharmacists, the Infectious Diseases Society of America, and the Society of Infectious Diseases Pharmacists. Am J Health Syst Pharm 66(1): 82-98.