Nghiên cứu mối liên quan giữa sử dụng nhiều thuốc và ngã ở người bệnh từ 65 tuổi trở lên

  • Lê Xuân Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đậu Xuân Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Thanh Hòa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Sử dụng nhiều thuốc, ngã,, người cao tuổi

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa sử dụng nhiều thuốc và ngã ở người bệnh từ 65 tuổi trở lên. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 605 người bệnh ≥ 65 tuổi khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Sử dụng nhiều thuốc được định nghĩa là dùng đồng thời từ bốn thuốc trở lên. Các thông tin về tiền sử ngã trong một năm trước, các thuốc đang sử dụng được thu thập dựa trên phiếu câu hỏi. Kết quả: Tỷ lệ ngã, ngã nhiều lần, ngã có chấn thương trong 1 năm trước lần lượt là 35,7%, 10,6%, và 8,8% cao hơn ở nhóm sử dụng nhiều thuốc có ý nghĩa thống kê so với nhóm không sử dụng nhiều thuốc. Tỉ lệ ngã tăng theo số thuốc sử dụng. Các nhóm thuốc làm gia tăng nguy cơ ngã ở đối tượng nghiên cứu là: thuốc nhóm benzodiazepin (OR = 4,98); thuốc điều trị tăng huyết áp (OR = 1,86); thuốc lợi tiểu (OR = 1,83); các thuốc ngủ và thuốc an thần (OR = 1,75) và các thuốc điều trị đái đường (OR = 1,69). Kết luận: Sử dụng nhiều thuốc có liên quan đến tăng tỷ lệ có ngã. Sử dụng đồng thời càng nhiều loại thuốc thì càng làm gia tăng tỉ lệ ngã người cao tuổi, các thuốc tăng nguy cơ ngã là nhóm thuốc benzodiazepin, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc ngủ và thuốc an thần, thuốc điều trị đái tháo đườngMục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa sử dụng nhiều thuốc và ngã ở người bệnh từ 65 tuổi trở lên. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 605 người bệnh ≥ 65 tuổi khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Sử dụng nhiều thuốc được định nghĩa là dùng đồng thời từ bốn thuốc trở lên. Các thông tin về tiền sử ngã trong một năm trước, các thuốc đang sử dụng được thu thập dựa trên phiếu câu hỏi. Kết quả: Tỷ lệ ngã, ngã nhiều lần, ngã có chấn thương trong 1 năm trước lần lượt là 35,7%, 10,6%, và 8,8% cao hơn ở nhóm sử dụng nhiều thuốc có ý nghĩa thống kê so với nhóm không sử dụng nhiều thuốc. Tỉ lệ ngã tăng theo số thuốc sử dụng. Các nhóm thuốc làm gia tăng nguy cơ ngã ở đối tượng nghiên cứu là: thuốc nhóm benzodiazepin (OR = 4,98); thuốc điều trị tăng huyết áp (OR = 1,86); thuốc lợi tiểu (OR = 1,83); các thuốc ngủ và thuốc an thần (OR = 1,75) và các thuốc điều trị đái đường (OR = 1,69). Kết luận: Sử dụng nhiều thuốc có liên quan đến tăng tỷ lệ có ngã. Sử dụng đồng thời càng nhiều loại thuốc thì càng làm gia tăng tỉ lệ ngã người cao tuổi, các thuốc tăng nguy cơ ngã là nhóm thuốc benzodiazepin, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc ngủ và thuốc an thần, thuốc điều trị đái tháo đường

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trung Anh (2022) Mối liên quan giữa ngã và sử dụng nhiều thuốc ở người bệnh cao tuổi. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 17 - số 3, 33-38.
2. Baranzini F, Poloni N, Diurni M, Ceccon F (2009) Polypharmacy and psychotropic drugs as risk factors for falls in long-term care setting for elderly patients in Lombardy. Recenti Prog Med 10(1): 9-16.
3. Danijela G, Sarah NH, Fiona MB et al (2012) Polypharmacy cutoff and outcomes: Five or more medicines were used to identify community - dwelling older men at risk of different adverse outcomes. Journal of Clinical Epidemiology 65: 989-995.
4. Freeland KN, Thompson AN, Zhao Y, Leal JE et al (2012) Medication use and associated risk of falling in a geriatric outpatient population. Ann Pharmacother 46(9): 1188-1192.
5. Gnjidic D, Hilmer SN, Blyth FM et al (2012) Polypharmacy cutoff and outcomes: Five or more medicines were used to identify community-dwelling older men at risk of different adverse outcomes. J Clin Epidemiol 65(9): 989-995.
6. Morin L, Johnell K, Laroche ML et al (2018) The epidemiology of polypharmacy in older adults: register-based prospective cohort study. Clin Epidemiol 10: 289-298.
7. Richardson K, Bennett K, Kenny RA (2015) Polypharmacy including falls risk-increasing medications and subsequent falls in communitydwelling middle-aged and older adults. Age Ageing 44(1): 90-96.
8. By the 2023 AmericanGeriatrics Society Beers Criteria®Update ExpertPanel (2023) American Geriatrics Society 2023 updated AGS Beers Criteria® for potentially inappropriate medication use in older adults. J Am Geriatr Soc 71: 2052-2081.
9. Stalenhoef PA, Dederiks JP, Knottnerus JA et al (2002) A risk model for the prediction of recurrent falls in community-dwelling elderly: A prospective cohort study. J Clin Epidemiol, 55(11), 1088-1094.
10. Stel V, Smit J, Pluijm S, Lips P (2004) Consequences of falling in older men and women and risk factors for health service use and functional decline. Age Ageing 33: 58-65.
11. Tinetti ME, Kumar C (2010) The patient who falls: It is always a trade-off. JAMA 303(3): 258-266.
12. Weil TP (2015) Patient falls in hospitals: An increasing problem. Geriatr Nurs 36(5): 342-347.
13. WHO (2007) A global report on falls prevention. WHO Technical Meeting on Falls Prevention in Older Age: 1947-1500.
14. Woolcott JC, Richardson KJ, Wiens MO et al (2009) Meta-analysis of the impact of 9 medication classes on falls in elderly persons. Arch Intern Med 169(21): 1952-1960.
15. Zia A, Kamaruzzaman BS, Tan Maw P (2016) The consumption of two or more fall risk-increasing drugs rather than polypharmacy is associated with falls. Geriatr Gerontol Int., doi: 10.1111/ggi.12741.
16. Ziere G, Dieleman J, Hofman A, Pols H et al (2006) Polypharmacy and falls in the middle age and elderly population. Br J Clin Pharmacol 61: 218-223.