Phân tích mức độ tiêu thụ kháng sinh fosfomycin tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2020 đến năm 2022

  • Nguyễn Duy Tám Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Văn Huy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Thị Hiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Bích Thảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Đình Nguyên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Đức Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Josfomycin, DDD/100 patient-days, ICU

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mức độ tiêu thụ fosfomycin tại Bệnh viện TWQĐ 108 giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022; từ đó, định hướng chương trình quản lý kháng sinh fosfomycin cho Bệnh viện. Đối tượng và phương pháp: Số liệu sử dụng kháng sinh fosfomycin tại các khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2020 đến năm 2022, dữ liệu thống kê về số ngày điều trị của bệnh nhân nội trú.  Kết quả: Tình hình tiêu thụ kháng sinh fosfomycin giai đoạn 2020 - 2022 tăng dần theo thời gian và số liều DDD/100 ngày điều trị của năm 2020 tăng gấp 1,7 lần so với năm 2022. Khoa Bệnh lây đường hô hấp và cấp cứu, Hồi sức nội và chống độc và Nội tiết là các đơn vị có lượng tiêu thụ fosfomycin lớn nhất với DDD/100 ngày điều trị của của 3 đơn vị lần lượt là 3,06, 2,99 và 2,81. Không xác định được xu hướng tăng sử dụng fosfomycin toàn viện nói chung và tại các khoa dùng fosfomycin nhiều như khoa Hồi sức tích cực và khoa Nội tiết nói riêng với Kết quả kiểm định Mann - Kendall toàn viện cho kết quả S = 129, với p=0,08 (>0,05), các kết quả kiểm định đối với các khoa hồi sức và nội tiết cũng cho kết quả với p>0,05. Kết luận:  Nghiên cứu đã cho thấy hình ảnh tổng thể về tình hình tiêu thụ kháng sinh fosfomycin tại Bệnh viện TWQĐ 108 trong giai đoạn 2020 - 2022, với mức tiêu thụ năm 2022 số liều DDD/100 ngày điều trị đã gấp 1,7 lần so với năm 2020. Khoa Bệnh lây đường hô hấp và cấp cứu, Hồi sức nội và chống độc và Nội tiết là các đơn vị có lượng tiêu thụ fosfomycin lớn nhất trong toàn Bệnh viện, trong đó khoa Bệnh lây đường hô hấp và cấp cứu đã có tổng số DDD/100 ngày điều trị trong 3 năm 2020 – 2022 là 3,06 liều, khoa Hồi sức nội và chống độc là 2,99 liều, Khoa Nội tiết là 2,81 liều.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020) Quyết định Số 5631/QĐ-BYT "Hướng dẫn thực hiện quản lý kháng sinh trong bệnh viện".
2. Falagas ME, Vouloumanou EK, Samonis G, Vardakas KZ (2016) Fosfomycin. Clin Microbiol Rev 29(2): 321-347.
3. Grabein B, Graninger W, Rodríguez Baño J, Dinh A, Liesenfeld DB (2017) Intravenous fosfomycin-back to the future. Systematic review and meta-analysis of the clinical literature. Clin Microbiol Infect 23(6): 363-372.
4. Guclu E, Ogutlu A, Karabay O, Demirdal T, Erayman I, Hosoglu S, Turhan V, Erol S, Oztoprak N, Batirel A, Altay FA, Kaya G, Karahocagil M, Sozen H, Yildirim M, Kocak F, Teker B (2017) Antibiotic consumption in Turkish hospitals; a multi-centre point prevalence study. J Chemother 29(1): 19-24.
5. Hội đồng Thuốc và Điều trị Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (2022) Báo cáo tình hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn thường gặp tại Bệnh viện.
6. Theuretzbacher U, Van Bambeke F, Cantón R, Giske CG, Mouton JW, Nation RL, Paul M, Turnidge JD, Kahlmeter G (2015) Reviving old antibiotics. J Antimicrob Chemother 70(8): 2177-2181.
7. Đặng Thị Lan Anh, Nguyễn Hoàng Anh B, Nguyễn Thị Mai Anh, Lê Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Đào Quang Minh, Võ Thị Thu Thủy, Nguyễn Hoàng Anh (2019) Đánh giá hiệu quả can thiệp của chương trình quản lý kháng sinh với fosfomycin truyền tĩnh mạch tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Tạp chí Dược học. 517, tr. 14-18.
8. WHO (2023) WHO Model Lists of Essential Medicines. accessed, from https://www.who.int/groups/ expert-committee-on-selection-and-use-of-essential-medicines/essential-medicines-lists.
9. WHO (2017) WHO Collaborating Center for Drug Statistics Methology.