Khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2023

  • Nguyễn Đức Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hải Yến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hải Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lại Thế Hiển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Võ Minh Thuý Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Liên Hương Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Hồng Hạnh Đại học Dược Hà Nội
  • Trần Thị Thu Trang Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Tứ Sơn Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Nhu cầu tư vấn, ung thư, hoá trị liệu

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả nhu cầu tư vấn của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội (TƯQĐ) 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 206 bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất tại Bệnh viện TƯQĐ 108 từ 01/02/2023 đến 01/05/2023. Kết quả: 96,1% bệnh nhân có nhu cầu được tư vấn gồm các vấn đề phương pháp điều trị (97,0%), tác dụng không mong muốn (92,4%), chẩn đoán (90,4%), thời gian sống thêm (91,9%), khả năng chữa khỏi bệnh (91,4%). Phần lớn bệnh nhân mong muốn được tư vấn trực tiếp từ bác sĩ (94,9%) và dược sĩ (88,9%). Có 31,3% bệnh nhân cần phòng tư vấn riêng. Thời điểm tư vấn thích hợp theo bệnh nhân là trước khi bắt đầu điều trị. Thời gian tư vấn từ 15-30 phút là thích hợp với đa số bệnh nhân. 69,7% bệnh nhân sẵn sàng chi trả cho hoạt động tư vấn. Kết luận: Bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện TƯQĐ 108 có nhu cầu cao được tư vấn về bệnh ung thư và điều trị. Do đó, xây dựng nội dung tư vấn, và quy trình tư vấn phù hợp với nguồn lực tại bệnh viện và đặc điểm của bệnh nhân là điều cần thiết.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Bằng, Nghiêm Thị Minh Châu và cộng sự (2014) Nghiên cứu nhu cầu tư vấn của bệnh nhân bị bệnh lý ung thư nằm điều trị tại Bệnh viện Quân y 103.
2. Abu Sharour L, Malak M et al (2019) Quality of life, care needs, and information needs among patients diagnosed with cancer during their treatment phase. Psychol Health Med: 1-7.
3. Birand N, Bosnak AS et al (2019) The role of the pharmacist in improving medication beliefs and adherence in cancer patients. J Oncol Pharm Pract 25(8): 1916-1926.
4. Chu E, DeVita VT (2015) Physicians' cancer chemotherapy drug manual 2015. Jones & Bartlett Learning, LLC.
5. Furue H (2003) Chemotherapy cancer treatment during the past sixty years. Gan To Kagaku Ryoho, 30(10): 1404-1011.
6. Marshall VK, Given BA (2018) Factors associated with medication beliefs in patients with cancer: An integrative review. Oncol Nurs Forum, 45(4), pp. 508-526.
7. Mekuria Abebe Basazn, Erku Daniel Asfaw et al (2016) Preferred information sources and needs of cancer patients on disease symptoms and management: A cross-sectional study. Patient preference and adherence 10: 1991-1997.
8. Perry MC, Doll DC et al (2012) Perry's the chemotherapy source book. Wolters Kluwer Health.
9. World Health Organisation (2022) Cancer. Retrieved January, 2022, from https:// www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/cancer.