Đánh giá kết quả sàng lọc vi khuẩn đường ruột kháng carbapenem tại các đơn vị điều trị tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Quang Toàn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Kim Phương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Thị Châu Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Nghiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Trọng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Vi khuẩn đường ruột kháng carbapenem, nhiễm khuẩn bệnh viện

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sàng lọc người mang vi khuẩn đường ruột kháng carbapenem ở các bệnh nhân điều trị tại các khoa điều trị tích cực tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2023 đến tháng 6/2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu có theo dõi dọc lấy mẫu bệnh phẩm phết trực tràng trên 937 bệnh nhân điều trị tại 3 khoa điều trị tích cực gồm: Hồi sức ngoại khoa và ghép tạng, Hồi sức Nội khoa và Chống độc và Hồi sức Thần kinh từ tháng 01/2023 đến tháng 6/2023. Bệnh phẩm được nuôi cấy trên đĩa ChromID CARBA agar do Công ty Biomerieux sản xuất. Các trường hợp có CRE dương tính được cách ly buồng riêng hoặc nằm chung buồng với các bệnh nhân cùng mang tác nhân vi khuẩn giống nhau. Các trường hợp CRE âm tính được thực hiện sàng lọc lại sau mỗi 7 ngày, các trường hợp có kết quả CRE dương tính được chuyển sang phòng cách ly. Toàn bộ các BN được sàng lọc lần cuối tại thời điểm ra viện hoặc chuyển khoa. Trong thời gian bệnh nhân nằm điều trị được thu thập dữ liệu về nhiễm khuẩn bệnh viện. Kết quả và kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có CRE dương tính ở thời điểm nhập các đơn vị điều trị tích cực là 329 trường hợp chiếm 35,11%. Các chủng kháng carbapenem chủ yếu gồm K. pneumoniae chiếm 59,47%, E. coli chiếm 12,94%, và một số chủng vi khuẩn đường ruột khác. Ngoài ra còn có các vi khuẩn khác như Acinetobacter baumannii, Pseudomonas aeruginosa kháng carbapenem. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trong thời gian nghiên cứu gồm: CLABSI 2.83/1000 đường truyền-ngày, CAUTI 2.71/1000 thông tiểu-ngày, PVAP 4.55/1000 thở máy-ngày. Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện chủ yếu là A. baumanii, P. aeruginosa, K. pneumoniae, E. coli.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trương Anh Thư, Nguyễn Việt Hùng (2015) Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực-Bệnh viện Bạch Mai (2013-2014): Tỷ lệ, căn nguyên và các yếu tố nguy cơ. Tạp chí Y học lâm sàng, Số chuyên đề 11/2015.
2. Garpvall K, Duong V, Linnros S et al (2021) Admission screening and cohort care decrease carbapenem resistant enterobacteriaceae in Vietnamese pediatric ICU’s. Antimicrob Resist Infectiot Control 10: 128.
3. Dien M Tran, Mattias Larsson, Linus Olson et al (2019) High prevalence of colonisation with carbapenem-resistant enterobacteriaceae among patients admitted to Vietnam hospitals: Risk factors and burden of disease. Journal of infection 79: 115-122.
4. Centers for Disease Control and Prevention: National Center for Emerging and Zoonotic Infectious Diseases. Division of Healthcare Quality. Facility Guidance for Control of Carbapenem Resistant Enterobacteriaceae (CRE) November 2015 Update; 2015. [cited 2019 May 27]. Available from: https://www.cdc.gov/hai/pdfs/cre/CRE-guidance-508.pdf
5. Le NK, Hf W, Vu PD, Khu DT, Le HT, Hoang BT et al (2016) High prevalence of hospital-acquired infections caused by gram-negative carbapenem resistant strains in Vietnamese pediatric ICUs: A multi-centre point prevalence survey. Medicine (Baltimore) 95(27): 4099.
6. Phu VD, Wertheim HF, Larsson M, Nadjm B, Dinh QD, Nilsson LE et al (2016) Burden of hospital acquired infections and antimicrobial use in vietnamese adult intensive care units. PLoS One 11(1): 0147544.
7. Centers for Disease Control and Prevention (2009) Guidance for control of infections with carbapenem-resistant or carbapenemase producing Enterobacteriaceae inacute care facilities. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 58(10): 256-260.
8. Merzougui L, Barhoumi T, Guizani T et al (2018). Nosocomial infections in the Intensive Care Unit: annual incidence rate and clinical aspects. The Pan African medical journal 30: 143.