Đánh giá ảnh hưởng của việc chuyển đổi giữa biệt dược gốc và generic tới nồng độ đáy tacrolimus trên bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Quân y 103
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích đặc điểm chuyển đổi giữa biệt dược gốc và generic của tacrolimus trên bệnh nhân ghép thận điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quân y 103 và ảnh hưởng của việc chuyển đổi này đến nồng độ đáy của tacrolimus. Đối tượng và phương pháp: Sử dụng phương pháp hồi cứu mô tả, theo dõi dọc 6 tháng tính từ thời điểm bệnh nhân ghép thận ngoại trú tái khám trong khoảng thời gian 11/7/2022 đến 17/7/2022 tại Bệnh viện Quân Y 103. Kết quả: Tổng cộng 241 bệnh nhân ghép thận sử dụng tacrolimus được đưa vào nghiên cứu. Trong đó, số bệnh nhân duy trì liên tục biệt dược gốc, generic và có chuyển đổi giữa biệt dược gốc và generic lần lượt là 66, 29 và 146 bệnh nhân. Đa số lượt chuyển đổi tacrolimus được giữ nguyên liều. Trên những bệnh nhân có thay đổi liều, liều khi sử dụng biệt dược gốc có xu hướng thấp hơn so với khi dùng generic. Trung vị nồng độ đáy tacrolimus sau khi chuyển từ biệt dược gốc sang generic thấp hơn có ý nghĩa thống kê (5,4 so với 6,4ng/ml; p=0,0012). Bệnh nhân chuyển đổi giữa biệt dược gốc và generic có khả năng duy trì thời gian nồng độ đáy trong ngưỡng thấp hơn bệnh nhân sử dụng liên tục biệt dược gốc (OR = 0,35; 95% CI: 0,16-0,76, p=0,01). Kết luận: Việc chuyển đổi biệt dược gốc sang generic của tacrolimus nếu không thay đổi liều dùng có thể ảnh hưởng đến nồng độ đáy tacrolimus và khả năng duy trì nồng độ đáy trong khoảng điều trị.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Van Gelder T (2011) European society for organ transplantation advisory committee recommendations on generic substitution of immunosuppressive drugs. Transplant International 24(12): 1135-1141.
3. Baker RJ, Mark PB, Patel RK, Stevens KK, Palmer N (2017) Renal association clinical practice guideline in post-operative care in the kidney transplant recipient. BMC Nephrology 18(1): 174.
4. Rosendaal FR, Cannegieter SC et al (1993) A method to determine the optimal intensity of oral anticoagulant therapy. Thrombosis and haemostasis 69(03): 236-239
5. Davis S, Gralla J, Klem P, Tong S, Wedermyer G, Freed B, Wiseman A, Cooper JE (2018) Lower tacrolimus exposure and time in therapeutic range increase the risk of de novo donor-specific antibodies in the first year of kidney transplantation. American Journal of Transplantation 18(4): 907-915.
6. Kirking DM, Ascione FJ et al (2001) Economics and structure of the generic pharmaceutical industry. J Am Pharm Assoc (Wash) 41(4): 578-84.
7. McDevitt-Potter LM, Sadaka B, Tichy EM, Rogers CC, Gabardi S (2011) A multicenter experience with generic tacrolimus conversion. Transplantation 92(6): 653-657.
8. Marfo K, Aitken S et al (2013) Clinical outcomes after conversion from brand-name tacrolimus (prograf) to a generic formulation in renal transplant recipients: A retrospective cohort study. PT 38(8): 484-488.
9. Momper JD, Ridenour TA et al (2011) The Impact of conversion from prograf to generic tacrolimus in liver and kidney transplant recipients with stable graft function. American Journal of Transplantation 11(9): 1861-1867.
10. Yin S, Huang Z, Wang Z, Fan Y, Wang X, Song T et al (2021) Early monitoring and subsequent gain of tacrolimus time-in-therapeutic range may improve clinical outcomes after living kidney transplantation. Ther Drug Monit 43(6): 728-735.
11. Brunet M, van Gelder T, Asberg A, Haufroid V, Hesselink DA, Langman L et al (2019) Therapeutic drug monitoring of tacrolimus-personalized therapy: second consensus report. Ther Drug Monit 41(3): 261-307.