Phân tích hiệu quả tăng cường can thiệp dược lâm sàng với sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật mạch máu theo chương trình tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực, Bệnh viện Bạch Mai

  • Nguyễn Thị Thu Hà Bệnh viện Bạch Mai
  • Lê Thị Nguyệt Minh Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Mai Hoa Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Ngọc Quỳnh Trang Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Hoàng Anh Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Quỳnh Hoa Bệnh viện Bạch Mai
  • Ngô Gia Khánh Bệnh viện Bạch Mai
  • Vũ Anh Tuấn Bệnh viện Bạch Mai
  • Dương Đức Hùng Bệnh viện Bạch Mai

Main Article Content

Keywords

Quản lý kháng sinh, nhiễm khuẩn vết mổ, phẫu thuật mạch máu

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm can thiệp dược lâm sàng với sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật mạch máu (PTMM) theo chương trình tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực (PTLN), Bệnh viện Bạch Mai; phân tích hiệu quả tăng cường can thiệp với sử dụng kháng sinh của nhóm bệnh nhân trên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp dược lâm sàng trên bệnh nhân có chỉ định PTMM từ ngày 01/9/2022 đến ngày 30/4/2023 tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực, có so sánh với nhóm chứng hồi cứu tại thời điểm trước can thiệp (ngày 01/01/2022 đến ngày 31/8/2022). Kết quả: Trong giai đoạn từ ngày 01/9/2022 đến ngày 30/4/2023, 90,8% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được can thiệp, với tỷ lệ can thiệp được các bác sĩ chấp thuận và thực hiện đạt 73,9%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ của nhóm can thiệp và nhóm chứng (p>0,05). Nhóm có can thiệp dược lâm sàng giảm được thời gian sử dụng kháng sinh tĩnh mạch (1 ngày) và chi phí điều trị cho một đợt phẫu thuật (4-6 lần) so với nhóm chứng (p<0,05). Kết luận: Việc tăng cường can thiệp Dược lâm sàng sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật mạch máu không làm thay đổi tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ, giúp giảm thời gian sử dụng kháng sinh tĩnh mạch, giảm chi phí liên quan tới kháng sinh trong một đợt phẫu thuật. Can thiệp này cần được nhân rộng trong thực hành để thúc đẩy sử dụng kháng sinh hợp lý trong Ngoại khoa.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Thu Nguyễn Thị, Lương Nguyễn Thanh và cộng sự (2019) Phân tích thực trạng và bước đầu đánh giá hiệu quả chương trình kháng sinh dự phòng tại khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Bạch Mai. Y dược Lâm sàng 108, tr. 37-44.
2. Anagnostopoulos A, Ledergerber B et al (2019) Inadequate perioperative prophylaxis and postsurgical complications after graft implantation are important risk factors for subsequent vascular graft infections: Prospective results from the vascular graft infection cohort study. Clin Infect Dis 69(4): 621-630.
3. Benrashid E, Youngwirth LM et al (2020) Negative pressure wound therapy reduces surgical site infections. J Vasc Surg 71(3): 896-904.
4. Bratzler DW, Dellinger EP et al (2013) Clinical practice guidelines for antimicrobial prophylaxis in surgery. Surg Infect (Larchmt) 14(1): 73-156.
5. Burke JP (2001) Maximizing appropriate antibiotic prophylaxis for surgical patients: An update from LDS Hospital, Salt Lake City. Clin Infect Dis 33(2): 78-83.
6. Hussain K, Khan MF, Ambreen G, Raza SS, Irfan S, Habib K, Zafar H (2020) An antibiotic stewardship program in a surgical ICU of a resource-limited country: Financial impact with improved clinical outcomes. Journal of Pharmaceutical Policy and Practice 13(1): 69.
7. Jongkind J, Ünlü Ç, Vahl A, Voorwinde T, van Nieuwenhuizen R, Bosma J (2015) Antibiotic prophylaxis in autologous vein graft reconstructions of the lower extremity. Vasc Endovascular Surg 49(1-2): 24-29.
8. World Health Organization (2018) Global guidelines for the prevention of surgical site infection.