Kháng sinh có độc tính với thận: Một số đặc điểm khi sử dụng trên bệnh nhân người lớn bỏng nặng tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích các đặc điểm của sử dụng kháng sinh có độc tính với thận trên bệnh nhân người lớn bỏng nặng điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác. Đối tượng và phương pháp: Mô tả hồi cứu bệnh án của 84 bệnh nhân bỏng nặng (độ tuổi từ 18 đến 60) được điều trị bằng colistin hoặc amikacin hoặc tobramycin hoặc vancomycin từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng kháng sinh độc tính thận được liệt kê như sau: Colistin (15,48%); amikacin (2,38%); tobramycin (72,62%); vancomycin (1,19%). Chế độ liều: Liều trung bình của colistin là 8,75 ± 1,21MUI và liều duy trì là 8,55 ± 1,36MUI/ngày (4,18mg/kg/ngày). Tobramycin là 232,62 ± 39,30mg/ngày; amikacin là 1000mg/ngày; vancomycin là 2,5 ± 0,71g/ngày. Số ngày điều trị trung bình là 8,88 ± 4,96 ngày (từ 3 đến 28 ngày). Phác đồ 2 kháng sinh thành công ở 60% số bệnh nhân (trong tổng số phác đồ 2 kháng sinh được sử dụng). Trong số phác đồ 2 kháng sinh, sự kết hợp tobramycin và piperacillin/tazobactam chiếm 33,33% số trường hợp thành công. Có 2 sự kết hợp kháng sinh đem lại hiệu quả như sau: Tobramycin và cefoperazone/sulbactam có 80% bệnh nhân thành công, trong khi đó, colistin và carbapenem có 72,73% số bệnh nhân thành công. Có 6 bệnh nhân xuất hiện AKI (tổn thương thận cấp) gồm có 5 bệnh nhân dùng tobramycin và 1 bệnh nhân dùng colistin. Tỷ lệ phần trăm diện tích bỏng chung của các bệnh nhân có AKI là 62,33%, và diện tích bỏng sâu của các bệnh nhân nói trên là 27%. Kết luận: Sử dụng kháng sinh độc tính thận trên bệnh nhân người lớn bỏng nặng tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác là hợp lý với bệnh nhân dùng tobramycin chiếm đa số (72,62%). Phác đồ kết hợp 2 kháng sinh được áp dụng phổ biến, trong đó có 1 kháng sinh độc tính thận. Có 5/6 trường hợp xuất hiện AKI (83,33%) có sử dụng tobramycin trong điều trị.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2020) Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện. Nhà xuất bản Y học.
3. Pogue JM, Ortwine JK, Kaye KS (2015) Optimal Usage of Colistin: Are We Any Closer?. Clin Infect Dis 61(12): 1778-1780.
4. Nguyễn Đạt Anh (2016) Hướng dẫn điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm. Nhà xuất bản Y học.
5. Lương Quang Anh (2014) Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Viện Bỏng quốc gia năm 2014. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở.
6. Nguyễn Thị Thanh Minh (2011) Khảo sát tình hình kháng kháng sinh và đánh giá hiệu quả một số liệu pháp điều trị kháng sinh đối với bệnh nhân bỏng nặng tại khoa Hồi sức cấp cứu, Viện Bỏng Quốc Gia. Luận văn Thạc sỹ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
7. Rocco M, Montini L, Alessandri E, Venditti M, Laderchi A, De Pascale G, Raponi G, Vitale M, Pietropaoli P, Antonelli M (2013) Risk factors for acute kidney injury in critically ill patients receiving high intravenous doses of colistin methanesulfonate and/or other nephrotoxic antibiotics: A retrospective cohort study. Critical Care 17(4): 174.
8. Dương Thanh Hải (2016) Nghiên cứu độc tính thận trên bệnh nhân sử dụng colistin tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn Thạc sỹ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
9. Paul M, Bishara J, Levcovich A, Chowers M, Goldberg E, Singer P, Lev S, Leon P, Raskin M, Yahav D, Leibovici L (2010) Effectiveness and safety of colistin: prospective comparative cohort study. J Antimicrob Chemother 65(5): 1019-1027.
10. Collins JM, Haynes K, Gallagher JC (2013) Emergent renal dysfunction with colistin pharmacotherapy. Pharmacotherapy 33(8): 812-816.